Một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt

  • vn
  • eg
Trang chủ»Bệnh & điều trị»Một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt
Một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt

Nhận biết được các loại bệnh thường gặp trên cá nuôi nước ngọt cũng như một số biện pháp phòng bệnh và các sản phẩm thuốc thuỷ sản trị bệnh, góp phần giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn

Bệnh đốm đỏ gọi là bệnh viêm ruột ở cá vì khi bệnh phát sinh làm ruột hoại tử, mùi rất tanh. Bệnh do vi khuẩn Aeromonas gây ra. Các loại cá đều có thể mắc bệnh này nhưng cá trôi, cá chép, cá rô phi là có độ nhạy cảm với bệnh cao nhất. 

Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam.

Dấu hiệu bệnh lý: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước, vảy bong, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài. Xuất hiện các đốm nhỏ trên da, xung quanh miệng và nắp mang.

Phòng bệnh: 

- Đảm bảo môi trường sạch, không bị ô nhiễm hữu cơ

- Vào mùa bệnh: Dùng TRIS 420 kết hợp với VITAMIN C 100S trộn vào thức ăn cho ăn liên tục trong 3-5 ngày, 2 lần/ tháng vào mùa bệnh và 1 lần/ tháng vào mùa không bệnh.

- Sát trùng định kỳ nguồn nước ao nuôi bằng POVIDONE 10% mỗi tháng 1-2 lần

Trị bệnh:

- Sát trùng nước ao nuôi khi cá đang bệnh bằng G-OMICIDE 102 liều 1 lít /4000 m3 nước. Dùng 2 lần cách nhau 4 ngày.

 - Trộn vào thức ăn OXTETRA–500 kết hợp VITAMIN C 35% để chống stress, tăng đề kháng

benh-dom-do

Bệnh nấm thủy mi (bệnh mốc nước)

Bệnh xảy ra hầu hết ở các loài cá nước ngọt. Bệnh dễ phát sinh ở các ao nuôi nước tù, hàm lườn chất hữu cơ cao,...

Tác nhân gây bệnh: Do một số loại nấm Saprolegnia, Achlya. Leptolegnia,...

Dấu hiệu bệnh lý: Ban đầu da cá xuất hiện các sợi nấm (tập trung thành từng vùng) màu trắng xám, sau đó phát triển thành các đám trắng như bông. Cá bơi lội bất thường, trứng cá có thể bị ung.

Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, thu và mùa đông.

Phòng và trị bệnh:

- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp

- Tẩy dọn, sát trùng ao nuôi trước mỗi vụ nuôi với BKC 80

- Nuôi cá với mật độ thích hợp 

- Dùng thuốc diệt nấm cho cá. Có thể dùng 1 trong các loại sau để trị bệnh nấm thủy mi: Methylen 2 - 3g/m3, KMnO4 1 - 2g/m3 tạt xuống ao và lặp lại 2 lần trong 1 tuần. Hoặc dùng dung dịch muối ăn 3% tắm cá trong 15 phút

benh-nam-thuy-mi

Bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas

Bệnh xuất huyết có thể xuất hiện quanh năm và xảy ra ở tất cả các loại cá

Dấu hiệu bệnh lý: cá bỏ ăn, bơi chậm chạp, có con thân chuyển màu đen, khi bóc lớp vảy thấy lớp cơ dưới da xuất huyết

Phòng và trị bệnh: 

- Sát trùng định kì nguồn nước ao nuôi bằng POVIDONE 10%

- Trộn vào thức AMOX 500 hoặc OXTETRA-500 để phòng trị bệnh kết hợp VITAMIN C 35% hoặc VITAMIN C 100S để nâng cao sức đề kháng.

benh-xuat-huyet

Bệnh trùng mỏ neo

Bệnh do trùng mỏ neo thuộc giống Leronaea gây ra, thường xảy ra vào cuối mùa xuân và thường xuất hiện trên cá trắm cỏ, cá mè, cá chép…

Dấu hiệu bệnh lý: Cá bơi bất thường, chậm chạp, kém ăn, xuất hiện các đốm đỏ, các vùng bị viêm loét trên mình cá

Phòng và trị bệnh:

- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp

- Trư­ớc khi thả cá nên dùng lá xoan bón lót xuống ao với lư­ợng 0,2 - 0,3 kg/m3 n­ước để diệt ấu trùng của trùng mỏ neo có trong ao. Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước bằng POVIDONE 10% 

- Dùng lá xoan 0,4 - 0,5 kg/m3 nước bón vào ao nuôi cá bị bệnh có thể tiêu diệt được ký sinh trùng Lernaea. Do lá xoan phân hủy nhanh tiêu hao nhiều oxy dẫn đến thiếu oxy có thể làm cá nổi đầu nhẹ. Lá xoan phân hủy có tác dụng làm cho thực vật phù du phát triển mạnh và hạn chế sự phát triển của trùng bánh xe.

benh-trung-mo-neo

Hội chứng lở loét

Nấm Aphanomyces invadans được xem là tác nhân bắt buộc gây ra lở loét và là yếu tố chính tấn công vào các cơ quan nội tạng làm xuất huyết, hoại tử và dẫn đến cái chết của cá khi mắc bệnh. Một số loài cá có độ nhạy cảm cao với bệnh như cá quả (cá chuối), cá chép, cá trê,... Bệnh lây lan theo dòng nước và sự di chuyển của cá mang mầm bệnh.

Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng

Dấu hiệu bệnh lý: cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, nhô đầu lên mặt nước, da nhợt nhạt, có vết loét ở đầu, thân, đuôi

Phòng và trị bệnh:

- Phòng bệnh có tính chất quyết định đến kết quả nuôi, trong đó tẩy dọn ao, bể nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật để diệt các tác nhân gây bệnh là rất quan trọng. Quản lý tốt môi trường nuôi, cung cấp nước nuôi cá bằng nước sạch.

- Định kỳ dùng VITAMIN C 35% hoặc VITAMIN C 100S trộn vào thức ăn

- Thả lá xoan: cột thành từng bó cắm xuống ao (bó lá dầm thành từng bó, khoảng 30kg /100m2).

- Tránh làm cá bị xây xát, không để cá bị nhiễm các loại bệnh ngoài da sẽ tạo điều kiện cho bệnh cá phát triển.

hoi-chung-lo-loet

 

Mọi thắc mắc bà con liên hệ hotline 02103.555.855 để được hỗ trợ tốt nhất. Các sản phẩm chuyên dùng cho tôm, cá bà con có thể xem thêm tại đây!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOOVET

-------------------------------

Địa chỉ: Lô CN5, Khu công nghiệpThụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Người đại diện: Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc Phan Văn Việt

Mst: 2600 973 967

Hotline: (0210)3 555 855 – 3 555 955

Số tài khoản: 118 002 633 541 - Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hùng Vương.

Email: [email protected]

Website: https://goovetvn.com/

 

Follow Youtube Channel

FOLLOW US