Bệnh Circo virus trên heo (PCV2)

  • vn
  • eg
Trang chủ»Bệnh & điều trị»Bệnh Circo virus trên heo (PCV2)
Bệnh Circo virus trên heo (PCV2)

Bệnh Circo visus trên heo xuất hiện lần đầu tiên tại Đức, sau đó lan rộng ra nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mặc dù không gây chết heo hàng loạt như bệnh lở mồm long móng, tai xanh nhưng bệnh Circo gây suy giảm chức năng các bộ phận của heo, năng suất kém, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi.

Circo Virus

Tác nhân gây bệnh Circo trên heo

Bệnh Circo trên heo do Porcine circovirus (PCV), thuộc họ Circoviridae gây ra. Virus gây ra 2 hội chứng: Hội chứng gầy còm sau cai sữa và hội chứng viêm da suy thận.Virus gây bệnh Circo gồm 2 loại: PCV1 và PCV2. PCV1 đã xuất hiện rất lâu trên heo và thường nhiễm vào tế bào nuôi cấy thận heo và không gây bệnh trên heo. PCV2 thường ghép với nhiều bệnh nguy hiểm trên heo như hô hấp phức hợp, suyễn, glasser… gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. 

Virus gây bệnh ở mọi lứa tuổi của heo và tồn tại rất lâu trong tự nhiên, từ 4-8 tháng trong khu vực có heo bị nhiễm bệnh. 

Con đường lây truyền

Bệnh Circo trên heo lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, bệnh dễ lây nhiễm và gây bệnh nghiêm trọng khi bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh như heo bị stress, mật độ nuôi quá dày, điều kiện vệ sinh kém…

Cơ chế xâm nhập của virus gây bệnh:

- Khi heo khoẻ tiếp xúc với heo bệnh

- Heo mẹ mang trùng

- Tinh heo mang trùng

- Virus từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào heo qua đường mũi, miệng

- Vaccine có chất bổ trợ là nhũ dầu

con-duong-lay-truyen-benh-circo

Bệnh Circo trên heo lây truyền qua nhiều con đường khác nhau

Cơ chế gây bệnh Circo trên heo

Vi khuẩn gây bệnh Circo (PCV2) trên heo có thể xâm nhập vào heo con ngay những ngày đầu sau sinh. Virus xâm nhập vào các hạch bạch huyết, hạch amidan, hạch phổi, lách và các mô tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch. 

Sau khi vào cơ thể, virus xâm nhập vào tế bào lympho, làm giảm số lượng tế bào lymphocyte, giảm sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng độ mẫn cảm với các loại vi khuẩn, virus khác.

Triệu chứng và bệnh tích bệnh Circo trên heo

Bệnh Circo thường xảy ra trên heo thịt từ khi cai sữa đến khi xuất chuồng. Heo gầy còm, chậm lớn, sức đề kháng kém nên dễ mắc các bệnh kế phát như suyễn, lở mồm long móng, tai xanh,... Heo bị bệnh chia làm 2 thể: thể còi cọc và thể viêm da viêm thận

Thể còi cọc: 

Heo ở thể này đều có triệu chứng còi cọc, chậm lớn, xù lông. Khi mới cai sữa heo đồng đều nhưng sau 1 thời gian 10%-20% số heo trong đàn bị chậm lớn.

Heo thở khó (do phổi bị tổn thương), hệ thống hạch sưng to, vàng da, sốt, tiêu chảy, chết đột ngột.

Tổn thương các cơ quan nội tạng: ruột sưng, dạ dày loét, phổi viêm và nhục hóa,….

trieu-chung-benh-circo-tren-heo

Heo còi cọc, chậm lớn

benh-tich-benh-circo-tren-heo

Hạch lympho sưng to, nhất là hạch bẹn, màng treo ruột, phổi

Thể viêm da, viêm thận: 

Xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ trên toàn thân heo, đặc biệt ở phần mông và 2 bên đùi sau

Heo xuất hiện nhiều vết loét với các kích thước khác nhau trên vùng da toàn thân, sau một thời gian vết loét khô lại và hình thành vảy.

Thận sưng, nhạt màu, có xuất huyết trên bề mặt.

benh-tich-benh-circo-tren-heo1

Đốm đỏ nổi toàn thân, phổi xuất huyết

benh-tich-benh-circo-tren-heo2

Thận sưng, nhợt nhạt

Phòng bệnh và kiểm soát bệnh Circo trên heo

- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học

- Định kỳ phun thuốc sát trùng bằng POVIDINE-10% CAO CẤP (10ml/3 lít nước) 

- Thực hiện phòng bệnh bằng vacxin

- Hạn chế sự ra vào chuồng trại để giảm thiểu nguy cơ lây lan

- Chăm sóc heo thật tốt khi vừa sinh ra: cho bé sữa đầu càng sớm càng tốt, bấm răng, cắt đuôi

- Đảm bảo chế độ ăn nuôi, cho heo con tập ăn đúng thời điểm

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, thoáng mát

Can thiệp bệnh Circo trên heo

Bệnh không có thuốc đặc trị. Khi heo mắc bệnh (thể viêm da, viêm thận) cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh kế phát. 

Phun thuốc sát trùng G-OMNICIDE (2-3ml/1 lít nước) hoặc G-ALDEKOL DES FF (15ml/1 lít nước), ngày 1 lần.

Bước 1: Xử lý triệu chứng

Dùng thuốc kháng viêm: Tiêm DEXA (1ml/20kg thể trọng)

Bước 2: Phòng bệnh kế phát, nâng cao sức đề kháng

Phác đồ 1:

+ Phòng bệnh kế phát:  Tiêm CEFNOME 25 (1ml/12,5 kg thể trọng), trong 3 ngày.

+ Nâng cao sức đề kháng: Tiêm GLUCO K-C đặc biệt (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

Phác đồ 2:

+ Phòng bệnh kế phát:  Tiêm LINSPEC NEW (1ml/10 kg thể trọng), trong 3 ngày.

+ Nâng cao sức đề kháng: Tiêm GLUCO K-C (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

Phác đồ 3:

+ Phòng bệnh kế phát:  Tiêm TYLOGENT 200 (1ml/15-20kg thể trọng), trong 3 ngày.

+ Nâng cao sức đề kháng: Tiêm B.COMPLEX (1ml/2-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

Ngoài ra, bổ sung vào thức ăn VITAMIN C 35 (1g/2kg thức ăn) kết hợp NH-ADE-B.COMPLEX (1g/1-2kg thức ăn), dùng liên tục trong quá trình điều trị.

 

Bệnh Circo virus trên heo vẫn luôn là hiểm hoạ tiềm tàng trong chăn nuôi. Chính vì vậy cần thực hiện ngay những điều mà Goovet vừa chia sẻ phía trên để đảm bảo sức khỏe cho đàn heo, phòng bệnh và phát hiện bệnh kịp thời, để mùa chăn nuôi đạt năng suất tốt nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOOVET

-------------------------------

Địa chỉ: Lô CN5, Khu công nghiệpThụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Người đại diện: Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc Phan Văn Việt

Mst: 2600 973 967

Hotline: (0210)3 555 855 – 3 555 955

Số tài khoản: 118 002 633 541 - Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hùng Vương.

Email: [email protected]

Website: https://goovetvn.com/

 

Follow Youtube Channel

FOLLOW US