Bệnh cúm heo và cách phòng trị

  • vn
  • eg
Trang chủ»Bệnh & điều trị»Bệnh cúm heo và cách phòng trị
Bệnh cúm heo và cách phòng trị

Bệnh cúm heo là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người, gia cầm và các gia súc khác. Có rất nhiều chủng virus gây bệnh cúm heo với độc lực mạnh. Nếu không phát hiện kịp thời dẫn đến nguy cơ bùng dịch.

Nguyên nhân gây bệnh cúm heo

Cúm heo là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính trên đường hô hấp của heo. Virus cúm typ A là tác nhân chính gây bệnh với nhiều chủng khác nhau như H1N1, H1N2 và H3N2. Virus có khả năng tồn tại rất lâu trong tự nhiên gây ra nguy cơ bùng dịch. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi của heo nhưng thường gặp ở heo 1-5 tuần tuổi. Bệnh có khả năng lây lan nhanh ra đoàn đàn..

Bệnh cúm heo lây lan chủ yếu qua đường hô hấp khi heo bệnh ho, chảy nước mũi và lây nhiễm sang heo khoẻ.

nguyen-nhan-gay-benh-cum-heo

Ảnh 1: Bệnh cúm heo do virus typ A với nhiều chủng khác nhau gây ra

Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm heo

Thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày. Khi phát bệnh, heo sốt cao từ 40oC - 42oC. Heo có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, ho, khó thở, bỏ ăn, da mẩn đỏ.

Bệnh lây lan nhanh và có tỉ lệ chết cao ở heo con theo mẹ 1- 5 tuần tuổi, heo trên 5 tuần tuổi có tỷ lệ chết thấp (từ 4-5%). Heo chết do viêm phổi, viêm phế quản nặng hoặc mắc các bệnh kế phát.

Hái nái bị nhiễm bệnh thường dẫn đến sảy thai, nếu không thì heo con sinh ra còi cọc, chậm lớn

bieu-hien-benh-cum-heo

Ảnh 2: Heo ủ rũ, mệt mỏi, sốt cao, bỏ ăn

Bệnh tích của bệnh cúm heo

Mổ khám heo bị bệnh, người ta thấy các bệnh tích như: 

- Phế quản và phổi có nhiều dịch nhầy thẩm xuất và bọt

- Niêm mạc phế quản có đám tụ huyết đỏ

- Phổi, chùm hạch phổi, hạch phế quản sưng phù nề

- Trong tiểu phế quản có nhiều dịch lẫn với các đám sợi huyết chảy ra làm tắc nghẽn lưu thông không khí gây khó thở

- Bệnh tích của heo bị bệnh nặng thấy các tiểu thuỳ phổi tụ huyết màu xám đỏ, sưng phù thũng, niêm mạc mũi sưng phù nề, tụ huyết, chảy nhiều dịch.

benh-tich-benh-cum-heo

Ảnh 3: Bệnh cúm heo với các bệnh tịch điển hình

Kiểm soát bệnh bệnh cúm heo

* Vệ sinh, sát trùng

- Phòng bệnh cúm heo là vô cùng quan trọng, cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học. 

- Phải nuôi cách ly heo mới ít nhất là 3 tuần trước khi nhập đàn

- Không nuôi chung các lứa tuổi của heo khác nhau ở cùng 1 chuồng, không nuôi heo với động vật khác như gia cầm, chim,...ngăn chặn triệt để chim hoang, chuột xâm nhập vào chuồng nuôi. 

- Xử lý triệt để chất thải, thức ăn dư thừa của heo

- Phát quang bụi rậm, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và các lối đi

- Định kỳ phun sát trùng, khử khuẩn bằng POVIDINE-10% CAO CẤP (10ml/3 lít nước), 1 tuần/lần

** Kiểm soát bằng vắc xin

Định kỳ tiêm vắc xin phòng bệnh cúm heo theo khuyến cáo

*** Tăng sức đề kháng

Sử dụng kết hợp Điện giải thảo dược gluco K+C để giải nhiệt, bù điện giải, tăng đề kháng, SORBITOL B12 GIẢI ĐỘC GAN THẬN để giải độc gan thận, tăng cường chức năng gan thận và MEN LACZYME  giúp kích thích tiêu hoá, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm mùi hôi chuồng trại.

Can thiệp bệnh cúm heo

Bệnh không có thuốc điều trị. Khi heo mắc bệnh cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại, nâng cao sức đề kháng, xử lý triệu chứng, phòng bệnh kế phát, nâng cao sức đề kháng.

Bước 1: Vệ sinh chuồng trại

Trong chuồng nuôi: Phun thuốc sát trùng G-OMNICIDE (2-3ml/1 lít nước) hoặc G-ALDEKOL DES FF (15ml/1 lít nước), ngày 1 lần.

Ngoài chuồng nuôi: Rắc vôi bột xung quanh khu vực chăn nuôi, tạo hàng rào ngăn chặn động vật khác vào khu vực chăn nuôi.

Heo bị bệnh cần được cách ly nghiêm ngặt, người tham gia quá trình chăm sóc heo bệnh không sang chuồng heo chưa bị bệnh để tránh lây nhiễm bệnh. Đối với người chăm sóc heo bệnh cần có đủ đồ bảo hộ (khẩu trang, quần áo bảo hộ, găng tay, kính, mũ bảo hộ), sát khuẩn người và tay thường xuyên sau khi chăm sóc.

Chất thải của heo cần được xử lý triệt để, dùng MEN Ủ VI SINH (ĐỆM LÓT CHUỒNG) rắc trực tiếp phân, chất thải: 1kg/100m2

Bước 2: Xử lý triệu chứng

Dùng thuốc hạ sốt: Tiêm ANALGIN+C (1ml/10kg thể trọng) hoặc ANTIPAIN (1ml/20-25kg thể trọng) hoặc KETO 1000 (1ml/33kg thể trọng), dùng liên tục đến khi hết sốt.

Dùng thuốc giảm ho, long đờm: Tiêm BROM MAX (1ml/10kg thể trọng)

Bước 3: Phòng bệnh kế phát, nâng cao sức đề kháng

Phác đồ 1:

+ Phòng bệnh kế phát:  Tiêm TYLAN  @ LA (1ml/15 kg thể trọng), tiêm 3 mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau 72h.

+ Nâng cao sức đề kháng: Tiêm GLUCO K-C (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

Phác đồ 2:

+ Phòng bệnh kế phát:  Tiêm FLO-TYLO MAX (1ml/ 20-25kg thể trọng), tiêm 3 mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau 48h.

+ Nâng cao sức đề kháng: Tiêm B.COMPLEX (1ml/2-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

Phác đồ 3:

+ Phòng bệnh kế phát: Tiêm AZIFLOR NEW (1ml/15-20kg thể trọng), tiêm 1 liều duy nhất, bệnh nặng tiêm nhắc lại sau 24h.

+ Nâng cao sức đề kháng: Tiêm GLUCO K-C (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

Phác đồ 4:

+ Phòng bệnh kế phát:  Tiêm MAFBO 100Z (1ml/50 kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

+ Nâng cao sức đề kháng: Tiêm GLUCO K-C đặc biệt (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

Ngoài ra, trộn thức ăn cho toàn đàn với β-GLUCAN 50 (1kg/1 tấn thức ăn) kết hợp ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C (1kg/1 tấn thức ăn).

 

Với những thông tin trên Goovet tin chắc rằng bà con đã biết phải làm như thế nào để phòng trị bệnh cúm heo, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Chúc bà con chăn nuôi thắng lợi.

Mọi thông tin về sản phẩm hoặc tư vấn kỹ thuật vui lòng liên hệ (0210)3.555.855 - (0210)3.555.955.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOOVET

-------------------------------

Địa chỉ: Lô CN5, Khu công nghiệpThụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Người đại diện: Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc Phan Văn Việt

Mst: 2600 973 967

Hotline: (0210)3 555 855 – 3 555 955

Số tài khoản: 118 002 633 541 - Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hùng Vương.

Email: [email protected]

Website: https://goovetvn.com/

 

Follow Youtube Channel

FOLLOW US