Bệnh đậu gà có tỉ lệ mắc bệnh lên tới 95% và làm gà chết rải rác trong thời gian dài nếu không được phát hiện sớm. Điều này gây tổn thất kinh tế đối với người chăn nuôi, đặc biệt là trang trại gà quy mô lớn.
Trong bài viết này Goovet sẽ chia sẻ cách nhận biết, phác đồ điều trị và phòng bệnh đậu gà một cách hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi của gà, phổ biến ở giai đoạn gà được 25-50 ngày tuổi. Bệnh do virus thuộc họ Poxviridae và giống Avipoxvirus gây ra. Virus gây bệnh có thể tồn tại lâu ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Bệnh có tốc độ lây lan chậm. Ruồi, muỗi và các loại ngoại ký sinh trùng là vật trung gian mang mầm bệnh cho gà thông qua việc đốt, cắn.
Ảnh 1: Muỗi là vật trung gian lây truyền chủ yếu
Triệu chứng của bệnh đậu gà
Triệu chứng bệnh đậu gà thường được chia làm 2 thể: thể ngoài da (đậu khô) và thể yết hầu (đậu ướt).
Thể ngoài da (đậu khô)
Thể đậu khô thường xuất hiện các nốt ở vùng không có lông như mào, tích, tai, mí mắt, chân, hậu môn. Nốt đậu lúc đầu nhỏ, màu trắng xám, sau hình thành u đậu như mụn cóc. Nốt đậu chín vàng rồi vỡ ra hình thành vảy đậu.
Gà mắc bệnh thường kém ăn hơn bình thường, hay lắc đầu. Gà mắc bệnh ở thể này có thể chữa khỏi, tỉ lệ gà chết rất thấp. Sau khi khỏi bệnh gà phát triển bình thường.
Ảnh 2: Nốt đậu thường xuất hiện ở những vùng không có lông
Thể yết hầu (đậu ướt)
Ở thể này, niêm mạc khóe miệng, hầu họng, thanh quản phủ lớp màng giả màu trắng hoặc vàng, khi gạt lớp màng đi để lại các nốt loét màu đỏ ở tầng niêm mạc.
Gà khó thở, ăn uống kém, từ miệng chảy ra chất nhờn có mủ và màng giả. Màng giả xuất hiện ở mắt và mũi tại ra các nốt mủ, có thể làm gà bị mùi hoặc khó thở khiến gà bị còi cọc, tăng tỉ lệ chết.
Ảnh 3: Biển hiện của thể đậu ướt
Một vài trường hợp gà có thể mắc cả 2 thể được gọi là đậu gà. Trường hợp này thường gặp ở gà con và có tỷ lệ chết cao do bệnh chuyển biến nhanh.
Các biện pháp phòng bệnh đậu gà
Cần thực hiện một số biện pháp dưới đây để phòng bệnh đậu gà, hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như đảm bảo sức khỏe cho đàn gia cầm
- Vệ sinh chuồng trại: định kỳ phun sát trùng chuồng trại 1-2 lần/ tuần bằng Povidine - 10% Cao Cấp liều 10ml/3 lít nước
- Diệt ruồi, muỗi, côn trùng với G-Tox 200
- Đảm bảo thức ăn, nước uống sạch sẽ
- Phòng bệnh bằng vaccine (theo khuyến cáo của nhà sản xuất)
- Nâng cao sức đề kháng cho đàn gà với các sản phẩm bổ trợ: Dùng Men Lactic liều 1g/1 lít nước uống để tăng cường tiêu hóa, hấp thu thức ăn, giảm mùi hôi chuồng trại. Bổ sung Gluco K-C Thảo Dược liều 2g/1 lít nước để tăng đề kháng, chống stress.
Phác đồ điều trị bệnh đậu gà hiệu quả nhất
Virus gây bệnh tồn tại khá lâu trong tự nhiên nên khi phát hiện gà có dấu hiệu mắc bệnh đầu gà cần vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng Povidine - 10% Cao Cấp liều 10ml/3 lít nước, 1-2 lần/tuần
- Xử lý nốt đậu: Rửa sạch bằng nước muối sinh lý, sau đó xịt Neo-Blue 1-2 lần/ngày, liên tục trong 3-5 ngày. Nếu nốt đậu quá to, dùng dao sắc gọt cắt rồi dùng thuốc.
- Phòng bệnh kế phát và nâng cao sức đề kháng:
Phác đồ 1:
Phòng bệnh kế phát: Dùng Amox-Colis liều 1g/7-10kg thể trọng, dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Nâng cao sức đề kháng: Dùng NH - ADE - B.COMPLEX liều 1g/3-4 lít nước kết hợp Vitamin C 35 liều 1g/3 lít nước
Phác đồ 2:
Phòng bệnh kế phát: Dùng Gentadox 150 liều 1g/5-10kg thể trọng
Nâng cao sức đề kháng: Dùng Bổ-B.Complex kết hợp Vitamin C 15 liều liều 1g/2 lít nước.
Với những chia sẻ phía trên, Goovet hy vọng bà con chăn nuôi đã nắm được tất tần tận về bệnh đậu gà để có cách chăn nuôi hiệu quả nhất, phòng tránh bệnh có thể xảy ra và lây lan trong đàn. Chúc bà con chăn nuôi thành công.