Bệnh đóng dấu lợn là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến xảy ra ở lợn từ 3-12 tháng tuổi với triệu chứng điển hình là sốt cao và xuất huyết da. Bệnh có thể gây thiệt hại diện rộng nếu không được khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh đóng dấu lợn
Bệnh đóng dấu lợn do vi khuẩn Gram (+) Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi (thường vào thời điểm mùa xuân sang hè hoặc khi thời tiết quá nóng), môi trường bất lợi, dinh dưỡng kém, nhiệt độ thay đổi, vận chuyển và dồn heo.
Vi khuẩn gây bệnh đóng dấu lớn có sức đề kháng cao trong tự nhiên. Tuy nhiên chúng dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng và ở nhiệt độ lớn hơn 70oC.
Bệnh lây trực tiếp từ lợn ốm sang lợn khoẻ hoặc qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi.
Ảnh 1: Vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae là tác nhân gây nên bệnh đóng dấu lợn
Có thể bạn quan tâm: TOP 3 thuốc sát trùng trong chăn nuôi.
Triệu chứng bệnh đóng dấu lợn
Lợn bị bệnh đóng dấu được chia làm 3 thể: thể nhiễm khuẩn huyết quá cấp tính, thể mề đay á cấp tính, thể mãn tính
* Thể nhiễm khuẩn huyết quá cấp tính:
- Thể này xảy ra khi chuyển chuồng, hoặc môi trường chăn nuôi ẩm thấp, tối tăm
- Lợn sốt cao từ 42oC - 43oC
- Lợn ở thể này thường mệt mỏi, da trắng bệch sau đó chết đột ngột, nái nhiễm trong giai đoạn mang thai có thể gây sảy thai.
* Thể mề đay á cấp tính:
- Lợn sốt cao từ 42oC - 43oC, kém ăn, mệt mỏi
- Có những tổn thương dạng hình thoi, dạng tròn màu hồng trên da, đặc biệt ở bụng và đùi. Tai, đuôi bị ảnh hưởng, mô bị chết và tróc ra.
- Heo sốt cao, xuất huyết đỏ mình dạng đồng tiền hoặc hình thoi như quả trám, đôi khi hình thành mảng to,... Sau đó nếu có điều trị sẽ "tróc vảy" thành mảng (heo mặc áo tơi).
- Nước tiểu vàng đến đỏ do xuất huyết thận.
- Phân nhuốm máu hoặc nâu đen do xuất huyết tiêu hóa.
- Khi vi khuẩn xâm nhập vào tim, phổi, lợn thở dốc, các mảng đỏ chuyển sang đỏ thẫm. Nếu bệnh không điều trị kịp thời lợn sẽ hết sau vài ngày, tỉ lệ chết có thể lên tới 85%.
* Thể mãn tính:
- Sau thời gian bị nhiễm bệnh, nếu heo qua khỏi sẽ chuyển sang thể mãn tính
- Heo viêm nội tâm mạc hoặc viêm khớp.
Ảnh 2: Heo bị bệnh xuất hiện những tổn thương ở da
Bệnh tích bệnh đóng dấu lợn
- Thận, lách sưng to, trên bề mặt xuất hiện các đốm xuất huyết
- Phổi bị phù thũng nặng
- Hạch lympho bị sung huyết hoặc xuất huyết
- Viêm đa khớp
Biện pháp phòng bệnh đóng dấu lợn
- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học
- Định kỳ phun thuốc sát trùng bằng POVIDINE-10% CAO CẤP (10ml/3 lít nước)
phòng bệnh bằng vacxin
- Nâng cao sức đề kháng đàn heo: Bổ sung định kỳ DUNG DỊCH ĐIỆN GIẢI GLUCO KC (1ml/1 lít nước) kết hợp ADE-VIT C (1ml/1 lít nước)
Phác đồ điều trị bệnh đóng dấu lợn
Phun thuốc sát trùng G-OMNICIDE (2-3ml/1 lít nước) hoặc G-ALDEKOL DES FF (15ml/1 lít nước), phun ngày 1 lần, phun liên tục trong quá trình điều trị bệnh.
Bước 1: Xử lý triệu chứng
Đối với các vết thương trên da rửa sạch bằng nước muối sinh lý, sau đó xịt NEO-BLUE, ngày xịt 2 lần cho đến khi hồi phục.
Dùng hạ sốt: Tiêm ANALGIN +C (1ml/10kg thể trọng), tiêm liên tục đến khi con vật hết sốt.
Dùng kháng viêm: Tiêm DEXA (1ml/20kg thể trọng)
Bước 2: Dùng kháng sinh điều trị bệnh, nâng cao sức đề kháng
Phác đồ 1:
+ Dùng kháng sinh: Tiêm AMOXCYL-15 LA NEW (1ml/10kg thể trọng), tiêm 1 liều duy nhất, bệnh nặng tiêm nhắc lại 48h.
+ Nâng cao sức đề kháng: Tiêm GLUCO K-C đặc biệt (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.
Phác đồ 2:
+ Dùng kháng sinh: Tiêm G-STREPTOMYCIN + PENICILLIN G, trong 3-5 ngày.
+ Nâng cao sức đề kháng: Tiêm GLUCO K-C (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.
Nắm chắc về bệnh để có hướng giải quyết và phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất, giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Với những chia sẻ trên về bệnh đóng dấu lợn, Goovet tin chắc bà còn đã hiểu thêm về căn bệnh này. Chúc bà con chăn nuôi thành công.