Bệnh Marek trên gà hay còn gọi là bệnh ung thư gà, teo chân gà, hội chứng khối u,... là bệnh do virus gây ra, bệnh không có thuốc điều trị. Gà mắc bệnh Marek có tỷ lệ chết cao, lên đến 60 - 70%. Đàn gà bị nhiễm bệnh Marek gà chậm lớn, gầy còm, tỷ lệ đẻ và tỷ lệ ấp nở kém, đặc biệt tính chất nguy hiểm của bệnh đó là virus còn tồn tại mãi trong cơ thể gà (nguồn lây bệnh), bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn. Vì vậy việc nhận biết và phòng bệnh hiệu quả là cực kỳ quan trọng. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh Marek
Bệnh Marek trên gà do virus Herpes type B gây ra, là một loại ARN virus, có vỏ bọc, hiện nay có 3 serotype:
Serotype 1: Những chủng tạo khối u, có độc lực cao
Serotype 2: Những chủng không gây khối u
Serotype 3: Những chủng có độc lực thấp, không gây bệnh, chủ yếu nhiễm trên gà tây. Thường được sử dụng làm vaccine.
Điều quan trọng cần lưu ý là bệnh Marek chủ yếu do chủng huyết thanh 1 gây ra, có khả năng gây bệnh cao và chịu trách nhiệm cho phần lớn các trường hợp lâm sàng ở gà.
Tất cả các lứa tuổi gà đều mẫn cảm với bệnh, đặc biệt gà sau 6 tuần tuổi, độ tuổi xảy ra chủ yếu 8-12 tuần tuổi.
Bệnh Marek có tốc độ lây lan nhanh, có tỷ lệ mắc 10-60%, tỷ lệ chết 60-70%, có thể lên đến 100%.
Đặc điểm của bệnh Marek là sự tăng sinh cao độ của tế bào lympo dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên, các cơ quan nội tạng, da và cơ làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn vận động và bại liệt.
Bệnh Marek lây trực tiếp từ gà ốm sang gà khỏe qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc bệnh lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi hoặc các cơ sở ấp trứng có chứa mầm bệnh.
Bệnh Marek không lây truyền qua phôi.
Triệu chứng bệnh Marek
* Thể cấp tính:
Thường gặp ở gà 4-8 tuần tuổi, bệnh có ít triệu chứng điển hình.
Gà chết đột ngột, tỷ lệ chết 20-30%, gà thường có biểu hiện ủ rũ và gầy yếu trước khi chết.
Gà bỏ ăn, đi lại khó khăn, bại liệt, sã cánh một bên do viêm dây thần kinh vận động, tỷ lệ đẻ giảm, gà đi ỉa phân lỏng.
* Thể mãn tính
Thường gặp ở gà 4-8 tháng tuổi, bệnh có 2 thể: thể thần kinh và thể mắt
+ Thể thần kinh: Gà đi lại khó khăn, gà bị liệt chân và cánh, giai đoạn đầu có thể thấy sã cánh, chân sau đi tập tễnh, 3 ngón chân chụp lại với nhau. Sau bị nặng gà bị liệt hoàn toàn
+ Thể mắt: Gà bị viêm mắt, mắt có phản xạ kém, nặng có thể dẫn tới mù mắt
Ngoài ra gà còn có hiện tượng hô hấp khó khăn
Hình 1: Gà bị liệt
Hình 2: Bên trái (mắt bình thường), bên phải (mắt bị bệnh)
Bệnh tích của bệnh Marek
- Gà chết có xác chết khô và gầy. Tư thế chết một chân duỗi thẳng về trước, một chân duỗi về phía sau, lòng bàn chân hướng lên trên.
Hình 3: Tư thế chết của gà
- Xuất hiện khối u màu trắng xám nổi rõ trên các cơ quan nội tạng như gan, tim, phổi, lách... các u này luôn nổi rõ viền chân giới hạn.
Hình 4,5,6,7: Xuất hiện khối u ở các cơ quan nội tạng gan, lách, ruột, tim
- Gan, lách sưng to hơn bình thường, nhạt màu và dễ vỡ.
- Viêm tăng sinh các dây thần kinh ngoại vi.
Hình 8: Dây thần kinh sưng to hơn bình thường
- Các cơ bị teo, mắt mù, con ngươi bị biến dạng
Phòng bệnh Marek hiệu quả
Bệnh Marek do virus gây ra bệnh không có thuốc đặc hiệu. Vì vậy cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
* Khi chưa có bệnh xảy ra.
- Phòng bệnh bằng vacxin cho gà lúc 1 ngày tuổi (liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất)
- Đảm bảo cung cấp đủ nước uống, thức ăn cho đàn gà, mật độ nuôi phù hợp với lứa tuổi gà.
- Định kỳ phun sát trùng chuồng trại 1-2 lần/tuần bằng POVIDINE-10% CAO CẤP liều 10ml/3 lít nước
- Xử lý nền chuồng, chất độn chuồng đúng cách, thay chất độn chuồng thường xuyên và sử dụng ĐỆM LÓT CHUỒNG (MEN Ủ VI SINH) khử mùi chuồng nuôi, ngăn chặn mầm bệnh.
- Đối với các trang trại gà có quy mô lớn, cần có các khu riêng biệt cho gà con, gà thịt, gà đẻ, gà giống, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc: Cùng vào, cùng ra. Sau khi xuất chuồng phải vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi bằng G-OMNICIDE liều 2-3ml/1 lít nước và cần có thời gian để trống chuồng ít nhất 1 tháng.
* Khi có bệnh xảy ra
- Bệnh cần được phát hiện sớm để có biện pháp can thiệp phù hợp
- Tiêu hủy toàn bộ đàn gà mắc bệnh, không được vận chuyển gà mắc bệnh ra bên ngoài, đồng thời xử lý các chất thải tồn dư (phân, rác,...)
- Đối với đàn gà bị nhiễm bệnh cần để trống chuồng ít nhất 3 tháng và thường xuyên tiêu độc khử trùng bằng G-ALDEKOL DES FF liều 5ml/1 lít nước.
- Đặc biệt không nhập gà về nuôi trong thời gian xử lý đàn gà bệnh
Trên đây là các biện pháp phòng bệnh Marek hiệu quả mà Goovet muốn chia sẻ. Chúc bà con chăn nuôi thành công!