Ngành chăn nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng luôn phải đối mặt với các dịch bệnh. Dù nặng hay nhẹ dịch bệnh vẫn gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh thế ngành chăn nuôi. Một trong những bệnh hay xảy ra trên lợn con là bệnh phù thũng. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của lợn, làm giảm năng suất chăn nuôi. Vì vậy cần hiểu rõ căn bệnh này để có cách phòng trị bệnh hiệu quả. Thông tin chi tiết về bệnh phù thũng ở lợn con sẽ được Goovet chia sẻ trong bài viết này.
Nguyên nhân gây bệnh phù thũng ở lợn con
Bệnh phù thũng ở lợn con là bệnh nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn Escherichia coli chủng độc lực cao gây ra. Vi khuẩn gây dung huyết, làm giãn mạch, thoát dịch và gây phù thũng. Bệnh diễn biến nhanh và có tỉ lệ chết cao.
Ảnh 1: Bệnh ở thũng ở lợn con do vi khuẩn E.coli độc lực cao gây ra
Bệnh thường xảy ra ở lợn con giai đoạn trước và sau cai sữa 1- 2 tuần tuổi. Vi khuẩn E.coli thường tồn tại trong phân heo và môi trường nuôi như đất, các vũng nước bẩn. Vi khuẩn này phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh khi heo con gặp các yếu tố bất lợi như:
- Heo cai sữa sớm
- Thay đổi thức ăn đột ngột
- Thiếu vitamin và thiếu sắt
- Chuồng trại ẩm thấp, vệ sinh kém
- Thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột
Triệu chứng lâm sàng của bệnh phù thũng ở lợn con
Thời gian ủ bệnh phù thũng từ 2 - 4 ngày, trong đó 1-2 ngày đầu, lợn có thể bị sốt nhẹ.
Sau thời gian ủ bệnh, lợn con bị bệnh xuất hiện những triệu chứng lâm sàng như sau:
Sưng đầu, phù mặt, sưng mí mắt
Lợn kêu tiếng khác thường, khó thở do bị ảnh hưởng bởi tình trạng sưng
Lợn kém ăn, lông dựng, da nhợt nhạt
Lợn bệnh xuất hiện một số triệu chứng liên quan đến thần kinh như 2 chân sau co giật, giãy liên tục hoặc bị liệt
Bệnh tiến triển nhanh trong vòng 24 giờ kể từ khi phát bệnh với tỷ lệ chết cao lên tới 50-100%. Lợn chết sau 4- 36 giờ.
Ảnh 2: Các triệu chứng lâm sàng của bệnh phù thũng ở lợn con
Cách phòng bệnh phù thũng ở lợn con
Các trường hợp phát bệnh phù thũng ở heo cai sữa thường xảy ra đột ngột và rất khó kiểm soát, gây ra những tổn thất kinh tế cho người chăn nuôi. Vì vậy, công tác phòng bệnh là vô cùng quan trọng và cần thực hiện nghiêm chỉnh để giảm thiểu ảnh hưởng của nó tới hệ thống chăn nuôi.
- Tiêm phòng vaccine: Tiêm phòng heo mẹ vào thời điểm 5 - 6 tuần trước khi sinh và tiêm nhắc lại lần 2 vào 2 tuần trước khi sinh.
- Tiêm Fe-B12 BỔ MÁU liều 1 - 1,5ml/con tiêm vào lúc 3 -5 ngày tuổi, tiêm nhắc lại sau 7 ngày.
- Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng POVIDINE - 10% CAO CẤP liều 10ml/ 3 lít nước.
- Giữ nền chuồng khô thoáng, sạch sẽ, đảm bảo chuồng nuôi ấm vào màu lạnh, mát mẻ vào mùa nóng
- Cho lợn tập ăn sớm: Trộn thức ăn với G-NUTRILAC liều 1kg với 20kg thức ăn tập ăn để heo nhanh làm quen với thức ăn mới. Chia nhiều bữa nhỏ, dần dần giảm lượng thức ăn hàng ngày sau 3 ngày tăng lượng thức ăn từ từ kết hợp với rau xanh và bổ sung MEN LACTIC liều 1,5-2g/1kg thức ăn.
- Tăng đề kháng cho lợn con: Dùng CỐM - B.COMPLEX C NEW liều 1g/2 lít nước uống hoặc trộn 1g/2-5kg thức ăn.
Ảnh 4: Thực hiện các biện pháp phòng bệnh là điều vô cùng quan trọng
Phác đồ điều trị bệnh phù thũng ở lợn con
- Cách ly lợn bệnh với lợn khỏe vào chuồng tránh ánh sáng tiếng ồn.
- Sát trùng chuồng trại bằng POVIDINE - 10% CAO CẤP liều 10ml/ 3 lít nước.
- Hạ sốt cho lợn: Dùng PARA-C liều 1g / 6-8 kg thể trọng/ ngày. Dùng liên tục cho tới khi hết sốt.
- Điều trị bệnh bằng kháng sinh: Dùng ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY hoặc COLISTIN-G750.
- Điều trị triệu chứng: Tiêm DEXA để giảm nhanh tình trạng phù thũng.
- Truyền dịch: để làm loãng độc tố, tăng cường giải độc.
- Tăng sức đề kháng, chống mất nước: Dùng ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C NEW liều 1g/1 lít nước uống hoặc 1g/1 kg thức ăn; hoặc DUNG DỊCH ĐIỆN GIẢI GLUCO KC liều 1ml/1-2 lít nước uống.
Ảnh 4: Sản phẩm Goovet trong phác đồ trị bệnh phù thũng ở lợn con
Bệnh phù thũng ở lợn con có diễn biến nhanh vì vậy người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh mà Goovet đã chia sẻ phía trên và quan sát đàn lợn thường xuyên để phát hiện sớm nếu như bệnh xảy ra, giảm thiểu thiệt hại. Chúc bà con chăn nuôi thành công. Hãy quay lại với chúng tôi ở những bài viết khác để cập nhật những thông tin bổ ích khác nhé.