Bệnh tai xanh ở heo là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm gây rối loạn sinh sản và suy hô hấp (gây viêm phổi) ở heo. Bệnh có tỷ lệ chết cao do heo dễ bị mắc các bệnh kế phát bệnh tai xanh như phó thương hàn, tụ huyết trùng,... Tìm hiểu về căn bệnh này ngay sau đây để nắm được các triệu chứng, các biện pháp phòng trị bệnh để giảm thiểu thiệt hại.
Nguyên nhân gây bệnh tai xanh ở heo
Bệnh tai xanh ở heo hay còn gọi là Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo (PRRS) là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc giống Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales gây ra. Virus Arterivirus tồn tại rất lâu trong tự nhiên ở không khí, phân, xác chết…Khi heo khỏi bệnh, virus vẫn có thể tồn tại trong cơ thể lên đến 17 tuần. Vì vậy bệnh vẫn có thể lây lan nhanh chóng mặc dù heo đã khỏi bệnh.
Con đường lây truyền
Bệnh tai xanh ở lợn lây truyền qua 2 con đường trực tiếp và gián tiếp
Trực tiếp: Khi lợn khoẻ tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh, lợn mang trùng hoặc từ lợn mẹ sang lợn con hoặc qua đường sinh dục
Gián tiếp: vận chuyển lợn qua vùng có dịch, virus có thể lây truyền qua gió, phân, nước tiểu, dụng cụ chăn nuôi, đồ bảo hộ, thức ăn nước uống bị nhiễm virus.
Ảnh 1: Bệnh tai xanh ở lợn lây truyền qua nhiều con đường khác nhau
Bệnh tai xanh ở heo có lây sang người không?
Bệnh tai xanh ở heo KHÔNG lây sang người tuy nhiên có rất nhiều virus khác kết hợp với bệnh này như phó thương hàn, tụ huyết trùng… Nếu ăn thịt heo có chứa các mầm bệnh này sẽ gây rối loạn tiêu hoá cho người ăn. Nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn. Người nhiễm liên cầu khuẩn sẽ có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu bệnh tai xanh ở heo
Đối với từng loại heo khác nhau, bệnh tai xanh cũng gây ra các triệu chứng khác nhau, làm giảm năng suất khi khai thác sản phẩm
Dấu hiệu tai xanh trên heo nái chửa và nái đẻ nuôi con
+ Heo sốt cao, khả năng động dục kém hoặc phối giống mà không đậu thai
+ Heo nái sảy thai vào giai đoạn cuối hoặc giai đoạn đầu, đẻ non, lên giống giả
+ Heo mất sữa và viêm vú, chậm chạp, bỏ ăn. Heo con sinh ra gầy gò, ốm yếu hoặc chết ngay sau sinh (tỷ lệ khoảng 30%)
Ảnh 2: Heo nái bị xảy thai khi bị bệnh tai xanh
Dấu hiệu tai xanh ở heo đực giống
+ Heo sốt cao 41oC - 42oC, ủ rũ, ít hưng phấn
+ Số lượng tinh trùng ít và chất lượng kém
+ Tai chuyển từ màu hồng đỏ sang đỏ thẫm, xanh đến tím đen. Heo bỏ ăn, khó thở do viêm phổi nặng
Ảnh 3: Heo đực mệt mỏi, xuất hiện các vùng hồng trên da
Dấu hiệu tai xanh ở heo con theo mẹ
+ Lợn sốt cao, bỏ ăn, gầy gò, chậm lớn
+ Xuất hiện nhiều đám màu hồng nhạt ở người
+ Lợn bị tiêu chảy nặng.
+ Tỷ lệ chết ở heo con lên tới 70% sau 3-4 tuần xuất hiện các triệu chứng.
Ảnh 4: Heo con bị bệnh tai xanh
Dấu hiệu tai xanh trên heo thịt
+ Heo sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, khó thở
+ Mí mắt sưng đỏ
+ Heo mệt mỏi nằm tụ thành đống
+ Xuất hiện nhiều vùng màu hồng nhạt ở tai, đầu, bụng sau chuyển dần sang màu hồng thẫm, xanh.
Bệnh tích bệnh tai xanh ở heo
Heo bị bệnh tai xanh có các bệnh tích điển hình như:
- Viêm phổi hoại tử, đặc trưng bởi những đám chắc, đặc trên các phổi thuỳ
- Thận xuất huyết, não sung huyết
- Xuất huyết vùng da mỏng.
Cách điều trị bệnh tai xanh ở heo
Bệnh không có thuốc điều trị. Khi heo mắc bệnh cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại, nâng cao sức đề kháng, xử lý triệu chứng, phòng bệnh kế phát.
Phun thuốc sát trùng G-OMNICIDE (2-3ml/1 lít nước) hoặc G-ALDEKOL DES FF (15ml/1 lít nước), ngày 1 lần.
Bước 1: Xử lý triệu chứng:
Dùng thuốc hạ sốt: Tiêm ANALGIN+C (1ml/10kg thể trọng), dùng liên tục đến khi hết sốt.
Dùng thuốc giảm ho, long đờm: Tiêm BROM MAX (1ml/10kg thể trọng)
Bước 2: Phòng bệnh kế phát, nâng cao sức đề kháng
Phác đồ 1:
Phác đồ 2:
Ngoài ra bổ sung vào thức ăn ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C (1g/1kg thức ăn) kết hợp PARA-C (1g/6-8kg thể trọng), dùng liên tục trong quá trình điều trị bệnh.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh tai xanh ở heo
- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học
- Thực hiện phòng bệnh bằng vacxin: Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để phòng các bệnh truyền nhiễm kế phát
- Vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Định kỳ phun thuốc sát trùng bằng POVIDINE-10% CAO CẤP (10ml/3 lít nước)
- Cần nuôi cách ly heo mới ít nhất 21 ngày trước khi nhập đàn
- Kiểm soát chặt chẽ người lạ, vật nuôi, phương tiện vận chuyển ra vào trại
Để hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra, bà con chăn nuôi hãy áp dụng ngay các biện pháp và phác đồ vừa chia sẻ phía trên. Chúc bà con chăn nuôi thành công.