Bệnh tụ huyết trùng là căn bệnh khá phổ biến thường xảy ra trên gà. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất chăn nuôi. Để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm được nguyên nhân và cách phòng, trị bệnh tụ huyết trùng trên gà hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng trên gà
Bệnh tụ huyết trùng trên gà hay còn gọi là bệnh gà toi do trực khuẩn Pasteurella aviseptica gây ra ở mọi lứa tuổi của gà. Bệnh thường xảy ra đột ngột và có diễn biến nhanh chóng, gây tỉ lệ chết cao.
Bệnh tụ huyết trùng lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, vết thương ngoài da hoặc khi gà khỏe tiếp xúc với gà bệnh,... Vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong không khí, thức ăn, nước uống khi điều kiện chuồng nuôi không đảm bảo, bị ô nhiễm…
Thời điểm giao mùa là khoảng thời gian nhạy cảm khiến gà dễ bị mắc bệnh tụ huyết trùng nhất, thường thấy ở gà 2 tháng tuổi.
Ảnh 1: Vi khuẩn Pasteurella aviseptica gây ra bệnh tụ huyết trùng trên gà
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng trên gà
Gà mắc bệnh tụ huyết trùng thường có các triệu chứng với 3 thể điển hình:
Thể quá cấp tính
Bệnh tụ huyết trùng trên gà khi ở thể này diễn biến nhanh, gà ủ rũ, mệt mỏi cực độ , 1-2 giờ sau lăn ra chết hoặc gà chết đột ngột. Với gà mái nhảy lên ổ rồi chết tại chỗ.
Khi gà chết da thường tím tái, mào căng phồng, mũi miệng chảy nước nhờn có khi có lẫn máu.
Thể cấp tính
Đây là thể phổ biến khi gà bị bệnh tụ huyết trùng. Thời gian ủ bệnh từ 2-3 ngày
Khi ở thể này gà sốt cao từ 42oC - 43oC
Mắt, mũi, miệng chảy dịch, mào tích tím tái
Gà bị tiêu chảy phân trắng, sau chuyển dần sang phân xanh có dịch nhầy
Sau khoảng 72 giờ gà chết do kiệt sức, ngạt thở, tỷ lệ chết ở thể này lên đến 50%, gà chết có hiện tượng duỗi thẳng chân.
Thể mạn tính
- Gà bị tụ huyết trùng ở thể này có tỉ lệ chết rất thấp nhưng gây ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi.
- Gà gầy yếu, chậm lớn, tăng FCR, hấp thu thức ăn kém
- Mào có biểu hiện sưng tấy do bị tích nước
- Gà khó thở, viêm kết mạc mắt
- Liệt chân, di chuyển chậm
- Với gà đẻ: đẻ kém, giảm tỉ lệ đẻ
- Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân nhớt vàng, hoại tử mãn tính do viêm màng não dẫn đến các triệu chứng thần kinh.
Ảnh 2: Một số triệu chứng điển hình khi gà bị tụ huyết trùng
>>>>> Xem thêm: Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không?
Bệnh tích bệnh tụ huyết trùng trên gà
Khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng, mổ khám sẽ thấy:
- Tụ huyết ở cơ, bắp, thịt nhão
- Gan hoại tử, mỡ vành tim xuất huyết điểm, mào tích sưng phù và hoại tử
- Phổi tụ máu, viêm phổi, màu nâu sẫm, có thể chứa dịch viêm màu đỏ nhạt, phế quản chứa nhiều dịch nhớt có bọt màu vàng
- Gan sưng, xuất hiện các nốt hoại tử trắng sáng hoặc vàng nhạt
- Lách sưng, tụ máu
- Niêm mạc ruột chảy máu, tụ máu và viêm, có fibrin màu đỏ sẫm che phía trên
- Ờ gà đẻ: buồng trứng vỡ, viêm lan từ phúc màng đen buồng trứng và ống dẫn trứng
Ảnh 3: Mào tích tím tái, gà chết đột ngột
Ảnh 4: Gan hoại tử, đốm trắng - Mỡ vành tim, xuất huyết điểm
Một số biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng trên gà
Để giảm tối đa thiệt hại do bệnh tụ huyết trùng gây ra, bà con cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:
- Phòng bệnh bằng vaccine (theo khuyến cáo nhà sản xuất)
- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, sát trùng định kỳ bằng POVIDINE-10% CAO CẤP liều 10ml/3 lít nước
- Dùng FLOR S40 liều 1g/4 kg thể trọng đặc biệt trong những điều kiện thời tiết giao mùa để phòng bệnh
- Bổ trợ, tăng đề kháng cho gà: NH-ADE - B.COMPLEX liều 1g/3-4 lít nước kết hợp VITAMIN C 35 liều 1g/3 lít nước.
TOP 3 phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng hiệu quả nhất
- Vệ sinh sát trùng lại toàn bộ chuồng trại bằng POVIDINE-10% CAO CẤP liều 10ml/ 3 lít nước
- Dùng thuốc: Dùng 1 trong các phác đồ sau:
Phác đồ 1:
- Sáng: Với những cá thể nặng, tiêm GENTA 50 liều 1ml/5-6 kg thể trọng + GLUCO K-C liều 2g/4-6 kg thể trọng
- Chiều: Dùng NEOCOLIS liều 3g/ 10 kg thể trọng
- Bổ trợ tăng sức đề kháng: Dùng ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C New liều 1g/2 lít nước kết hợp SORBITOL B12 liều 1g/ 1 lít nước. Dùng trong 3-5 ngày.
Phác đồ 2:
- Sáng: Với những cá thể nặng tiêm AMOXYL - 15 LA NEW liều 1ml/ 10kg thể trọng (pha chung với GLUCO K-C DẠNG ĐẶC BIỆT liều 1ml/4-6kg thể trọng)
- Chiều: Dùng ENRO 10 liều 1g/5-7 kg thể trọng;
- Bổ trợ tăng sức đề kháng: Dùng GLUCAN TỎI NEW liều 1g/ 2 lít nước kết hợp BỔ GAN THẬN ĐẶC BIỆT liều 1ml/ 1 lít nước.
Dùng trong 3-5 ngày
Phác đồ 3:
- Sáng: Với những cá thể nặng tiêm NOR 10 liều 1ml/ 5 kg thể trọng
- Chiều: Dùng AMOX-COLIS MAX liều 1g/35-40 kg thể trọng;
- Bổ trợ tăng sức đề kháng: Dùng GLUCAN TỎI NEW liều 1g/ 2 lít nước kết hợp BỔ GAN THẬN ĐẶC BIỆT liều 1ml/ 1 lít nước.
Dùng trong 3-5 ngày
Trên đây là các biện pháp phòng bệnh và phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng trên gà hiệu quả nhất. Goovet hy vọng sẽ giúp bà con chăn nuôi an toàn và hiệu quả hơn. Chúc bà con chăn nuôi thành công.