Bệnh viêm hồi tràng trên heo - Nguyên nhân và phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất

  • vn
  • eg
Trang chủ»Bệnh & điều trị»Bệnh viêm hồi tràng trên heo - Nguyên nhân và phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất
Bệnh viêm hồi tràng trên heo - Nguyên nhân và phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất

Bệnh viêm hồi tràng trên heo còn được gọi là bệnh viêm ruột tăng sinh có khả năng lây nhiễm nhanh. Bệnh gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi do thường gây chết heo thịt ở giai đoạn cuối, heo chuẩn bị xuất bán hoặc heo nái tơ. Nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh, phát hiện bệnh sớm và có phác đồ điều trị bệnh hợp lý là điều vô cùng cần thiết. Tất cả sẽ được Goovet chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh viêm hồi tràng trên heo

Bệnh viêm hồi tràng trên heo do một loại vi khuẩn ký sinh nội bào Lawsonia intracellularis gây ra. Vi khuẩn này thường trú ngụ trong tế bào nhung mao ruột non và ruột già của heo. Thời gian ủ bệnh từ 3-6 tuần và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của heo.

Vi khuẩn gây bệnh trên heo nái, heo thịt có thể gây chết đột ngột do xuất huyết ruột non. Heo con sau cai sữa mắc bệnh bị tiêu chảy nhẹ, đi phân sống màu đen gây tỉ lệ đồng đều trong đàn thấp.

nguyen-nhan-gay-benh-viem-hoi-trang-tren-heo

Ảnh 1: Bệnh viêm hồi tràng trên heo do vi khẩun Lawsonia intracellularis gây ra

* Cơ chế lây truyền của bệnh viêm hồi tràng trên heo

Bệnh có thể lây truyền từ heo bệnh sang heo khỏe hoặc từ các loài vật khác như ngựa, thỏ, chim, loài gặm nhấm... Phân từ các cá thể bị nhiễm bệnh là con đường lây truyền chủ yếu dẫn đến lây nhiễm toàn đàn, lây nhiễm giữa các trại.

Triệu chứng và bệnh tích bệnh viêm hồi tràng trên heo

Bệnh viêm hồi tràng trên heo được chia làm 4 thể khác nhau tùy theo mức độ tổn thương của ruột non: Hội chứng tăng sinh tuyến ruột (PIA), Thể bệnh viêm ruột hoại tử (NE), Thể bệnh viêm hồi tràng cục bộ (RI), Thể ruột tăng sinh xuất huyết (PHE). 

* Bệnh viêm hồi tràng trên heo: Hội chứng tăng sinh tuyến ruột (PIA)

Hội chứng tăng sinh tuyến ruột (PIA) thường xuất hiện ở heo con đang phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng của heo, phổ biến khi heo trong giai đoạn từ 6-8 tuần tuổi và kéo dài đến khi kết thúc đàn hơn 3 tháng tuổi. Heo mắc bệnh ở thể này thường bị tiêu chảy phân nhão và có màu xi măng. Một số trường hợp khác, heo chỉ bị rối loạn đường ruột nhẹ, phân không có nhiều sự khác thường nên rất khó để nhận biết.

heo-bi-tieu-chay-mau-xi-mang

Ảnh 2: Heo tiêu chảy phân xi măng - biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm hồi tràng

Bệnh tích khi heo mắc bệnh ở thể này: Thành ruột non (đoạn cuối ruột non - hồi tràng) và thành ruột già (đoạn đầu ruột già - manh tràng) trở nên dày hơn. Khi tình trạng này kéo dài trong vài tuần trở lên sẽ gây ra hiện tượng mất máu mãn tính và tiêu chảy.

Heo bị nhiễm bệnh ở thể này sẽ khỏi bệnh trong hầu hết các trường hợp (không có các bệnh kế phát đi kèm) nhưng heo sẽ còi cọc, chậm lớn, chênh lệch thể trạng, ngoại hình giữa các con trong đàn.

Một số trường hợp xuất hiện các mầm bệnh gây bệnh kế phát như xoắn khuẩn Spirochaetes, Salmonella, Yersinia…làm hiện tượng viêm lan xuống cả ruột già và thường gọi là viêm đại tràng. Các mầm bệnh kế phát này làm thay đổi đặc tính ban đầu của bệnh và có thể gây xuất huyết ruột dẫn đến tử vong.

thanh-ruot-tang-sinh-trong-benh-viem-hoi-trang

Ảnh 3: Thành ruột viêm tăng sinh dày hơn khá nhiều so với bình thường

* Bệnh viêm hồi tràng trên heo: Thể bệnh viêm ruột hoại tử (NE)

Ở thể này, thành niêm mạc ruột đoạn hồi tràng dày lên và lồi lõm rất giống với bệnh viêm ruột hoại tử do Salmonella gây ra nhưng điểm khác là giới hạn viêm thường không vượt ra ngoài đoạn hồi tràng

viem-ruot-hoai-tu-trong-benh-viem-hoi-trang

Ảnh 4: Ruột viêm hoại tử chất chứa trong ruột đen

* Bệnh viêm hồi tràng trên heo: Thể bệnh viêm hồi tràng cục bộ (RI)

Đây là thể ít gặp và khó phân biệt nhất do không có các bệnh tích đặc trưng mà là do biến chứng của các thể khác gây nên. 

Hồi tràng bị đa tổn thương, viêm cục bộ, có vùng bị hoại tử, có vùng chỉ bị tăng sinh dày lên. 

* Bệnh viêm hồi tràng trên heo: Thể ruột tăng sinh xuất huyết (PHE)

Đây là thể bệnh nặng nhất và phổ biến nhất trong thực tế. Heo ở thể này có tỷ lệ chết cao. Heo thường ủ rũ, mệt mỏi, nhợt nhạt do thiếu máu, phân đen và có mùi hôi. 

Mổ khám heo bệnh cho thấy:

- Ruột non và ruột già của heo có nhiều cục máu đông 

- Thành ruột phần hồi tràng dày lên, bề mặt lớp niêm mạc thường bị trầy xước và viêm loét. Chỗ xuất huyết trên niêm mạc ruột thường không nhìn thấy được bằng mắt thường.

 

Phác đồ điều trị bệnh viêm hồi tràng trên heo

- Tách riêng heo bệnh với heo khỏe để hạn chế sự lây nhiễm và tiện cho việc chăm sóc, điều trị

- Phun thuốc sát trùng G-OMNICIDE (2-3ml/1 lít nước) hoặc G-ALDEKOL DES FF (15ml/1 lít nước), phun ngày 1 lần, phun liên tục trong quá trình điều trị bệnh.

Phác đồ 1:

+ Dùng kháng sinh: Tiêm TYLAN @ LA (1ml/15kg thể trọng), tiêm 3 mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau 72h.

Trộn thức ăn LINCOSPEC W100 (2g/1kg thức ăn), dùng trong 3-5 ngày.

+ Nâng cao sức đề kháng:  Tiêm GLUCO K-C (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng) trong 3-5 ngày.

Phác đồ 2:

+ Dùng kháng sinh: Tiêm FLOR 45@LA (1ml/27-32kg thể trọng), tiêm 3 mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau 48h.

Trộn thức ăn TIAMULIN-PREMIX 200 (1g/1-3kg thức ăn), dùng trong 3-5 ngày.

+ Nâng cao sức đề kháng:  Tiêm GLUCO K-C đặc biệt (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng) trong 3-5 ngày.

Phác đồ 3:

+ Dùng kháng sinh: Tiêm LINSPEC NEW (1ml/10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

Trộn thức ăn DOXY PREMIX 200 (1g/3-5kg thức ăn), dùng trong 3-5 ngày.

+ Nâng cao sức đề kháng:  Tiêm B.COMPLEX (1ml/2-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng) trong 3-5 ngày.

 

Các biện pháp phòng bệnh viêm hồi tràng trên heo

Phòng bệnh cho đàn heo là điều vô cùng quan trọng trong chăn nuôi. Tham khảo ngay các biện pháp sau đây để phòng bệnh cho đàn heo hiệu quả

- Chủng ngừa vaccine: Thường được chủng ngừa cho heo con cai sữa lúc 3 tuần tuổi.

- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học

- Định kỳ phun thuốc sát trùng bằng POVIDINE-10% CAO CẤP (10ml/3 lít nước) 

- Nâng cao sức đề kháng đàn heo: Bổ sung định kỳ TINH DẦU THẢO DƯỢC (1ml/10-12kg thể trọng)

- Phòng bệnh bằng kháng sinh, trộn vào thức ăn TIALOR (1g/10kg thể trọng), dùng liên tục trong 5-7 ngày.

phong-benh-cho-dan-heo

Ảnh 5: Thực biện các biện pháp phòng bệnh để ngăn ngừa bệnh xảy ra

 

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về bệnh viêm hồi tràng trên heo. Goovet hy vọng rằng với những chia sẻ hữu ích trên sẽ hỗ trợ cho bà con trong việc chăn nuôi, giảm thiểu thiệt hại, nâng cao năng suất. Chúc bà con chăn nuôi thành công. Mọi hỗ trợ về kỹ thuật vui lòng liên hệ 02103.555.855.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOOVET

-------------------------------

Địa chỉ: Lô CN5, Khu công nghiệpThụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Người đại diện: Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc Phan Văn Việt

Mst: 2600 973 967

Hotline: (0210)3 555 855 – 3 555 955

Số tài khoản: 118 002 633 541 - Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hùng Vương.

Email: [email protected]

Website: https://goovetvn.com/

 

Follow Youtube Channel

FOLLOW US