Biện pháp phòng tránh hội chứng giảm đẻ trên gà

  • vn
  • eg
Trang chủ»Bệnh & điều trị»Biện pháp phòng tránh hội chứng giảm đẻ trên gà
Biện pháp phòng tránh hội chứng giảm đẻ trên gà

Hội chứng giảm đẻ (Egg Drop Syndrome - EDS) là bệnh truyền nhiễm tuy không gây chết gà nhưng tác động trực tiếp đến năng suất đẻ trứng trên gà, gà đẻ ít, chất lượng trứng kém, làm giảm năng suất và gây thiệt hại về kinh tế cho bà con chăn nuôi. Hãy xem ngay bài viết dưới đây để phòng ngừa hội chứng này.

Nguyên nhân gây hội chứng giảm đẻ trên gà

Hội chứng giảm đẻ trên gà do virus thuộc nhóm Adenovirus gây ra. Bệnh xảy ra ở gà đẻ công nghiệp (thương phẩm) và gà đẻ trứng giống trong giai đoạn từ 26-35 tuần tuổi.  Gà đẻ trứng nâu thường nhạy cảm hơn.

Con đường lây truyền:

Hội chứng giảm đẻ trên gà lây truyền theo 2 con đường:

- Lây truyền dọc: Bệnh lây từ đàn bố mẹ sang đàn con thông qua trứng bị nhiễm bệnh.

- Lây truyền ngang: Bệnh lây từ gà bệnh sang gà khỏe qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, các chất thải từ gà bị nhiễm bệnh.

hoi-chung-giam-de-o-ga-min

Ảnh 1: Hội chứng giảm đẻ thường xuất hiện trong giai đoạn gà được 26 - 35 tuần tuổi

Triệu chứng của hội chứng giảm đẻ trên gà

Hội chứng giảm đẻ trên gà thường kéo tài từ 6-12 tuần và có những triệu chứng đặc trưng sau:

- Lòng trắng loãng

- Tỷ lệ ấp nở giảm

- Trứng nhỏ, vỏ lụa hoặc vỏ canxi bị biến dạng, hình dạng méo mó

- Tỷ lệ đẻ trứng giảm đột ngột từ 20-40%, có thể lên đến 50% 

Gà bị bệnh vẫn ăn uống bình thường hoặc giảm ăn. Một số trường hợp gà có hiện tượng tiêu chảy nhất thời, mào nhợt nhạt (chiếm khoảng 10-70%). 

hoi-chung-giam-de-o-ga-1

Ảnh 2: Vỏ trứng dễ vỡ, vỏ lụa

 hoi-chung-giam-de-o-ga-2

Ảnh 3: Trứng biến dạng 

Bệnh tích của hội chứng giảm đẻ trên gà

Hội chứng giảm đẻ trên gà tác động trực tiếp lên buồng trứng của gà với các bệnh tích như:

- Buồng trứng và ống dẫn trứng bị viêm, teo nhỏ

- Trứng non không phát triển

- Viêm tử cung, thủy thũng

hoi-chung-giam-de-o-ga-3

Ảnh 4: Buồng trứng bị teo dần

Các biện pháp phòng ngừa hội chứng giảm đẻ trên gà

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hội chứng giảm đẻ trên gà. Do đó, bà con chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp dưới đây để giảm thiểu khả năng mắc bệnh của đàn gà.

- Chọn gà giống từ những cơ sở giống chất lượng.

- Định kỳ phun sát trùng chuồng trại 1-2 lần/tuần bằng POVIDINE-10% CAO CẤP liều 10ml/3 lít nước. Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống sạch sẽ.

- Phòng bệnh bằng vaccine (theo khuyến cáo nhà sản xuất): Tiêm phòng cho đàn gà khi gà được 15-16 tuần tuổi.

- Tăng đề kháng: thường xuyên bổ sung NOVI-BIOTIN ADE liều 1g/1kg thức ăn, CANXI-KHOÁNG NEW + NH-KÍCH TRỨNG ĐẶC BIỆT liều 1g/3-5 lít nước kết hợp CANXI+B12 SIÊU TRỨNG NEW  liều 1ml/2 lít nước giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi, giúp tăng khả năng hấp thu khoáng, cung cấp vitamin, kích thích buồng trứng phát triển, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, kéo dài chu kỳ đẻ và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao.

 

Với những chia sẻ trên Goovet hy vọng bà con đã nắm được những biện pháp phòng tránh hội chứng giảm đẻ trên gà hiệu quả nhất, từ đó giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra, nâng cao hiệu suất chăn nuôi. Chúc bà con chăn nuôi thành công!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOOVET

-------------------------------

Địa chỉ: Lô CN5, Khu công nghiệpThụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Người đại diện: Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc Phan Văn Việt

Mst: 2600 973 967

Hotline: (0210)3 555 855 – 3 555 955

Số tài khoản: 118 002 633 541 - Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hùng Vương.

Email: [email protected]

Website: https://goovetvn.com/

 

Follow Youtube Channel

FOLLOW US