Dịch tả lợn châu Phi và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất

  • vn
  • eg
Trang chủ»Bệnh & điều trị»Dịch tả lợn châu Phi và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất
Dịch tả lợn châu Phi và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất

Dịch tả lợn châu Phi vẫn luôn là mối lo đáng ngại trong chăn nuôi vì bệnh chưa có thuốc đặc trị và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Các biện pháp phòng ngừa vẫn luôn là giải pháp hàng đầu cho dịch bệnh này. Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất sẽ được Goovet chia sẻ ngay sau đây.

Nguyên nhân của dịch tả lợn châu Phi

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi do virus Asfarviridae gây ra. Bệnh lây lan nhanh trong trên diện rộng nên tỷ lệ chết có thể đạt tới 100%. Virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng rất cao, thường trú ngụ ở tỏng máu, cơ quan, dịch bài tiết của lợn bị bệnh.

Ở nhiệt độ thường, virus có thể tồn tại từ 3-6 tháng và bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 70oC. Bệnh không lây sang người nhưng người tiếp xúc với heo bệnh có thể mang mầm bệnh qua heo khoẻ

nguyen-nhan-gay-dich-ta-lon-chau-phi

Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh lây nhiễm do virus gây ra và có nguồn gốc đầu tiên từ Châu Phi

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây truyền như thế nào?

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi có tốc độ lây truyền rất nhanh và qua nhiều con đường khác nhau.

- Khi heo khoẻ tiếp xúc với heo bệnh 

- Heo có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với dụng cụ, đồ ăn, nước uống, khu vực chăn nuôi bị nhiễm virus gây bệnh

- Bệnh không lây sang người nhưng virus có thể bám vào quần áo, ủng rồi truyền qua heo khoẻ

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi

* Thể quá cấp tính

Ở thể này lợn thường chết đột ngột mà k có biểu hiện gì bất thường. Một số trường hợp có biểu hiện sốt cao, ủ rũ trước khi chết.

Xuất hiện nhiều đốm đỏ ở khắp vùng da trên cơ thể

* Thể cấp tính 

Heo thường sốt cao từ 41oC - 42oC, ủ rũ

Heo đi lại mệt mỏi, lười vận động, nằm gần chỗ có nước

Heo khó thở, bị tiêu chảy hoặc táo bón, mí mắt sưng,mũi có bọt lẫn máu và có biểu hiện thần kinh 

Xuất huyết trên da ở các vùng như: tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, sau đó có thể có màu xanh tím.

Nếu lợn mang thai sẽ dẫn đến tình trạng thai khô, thai gỗ hoặc sẩy thai

Lợn mắc bệnh chết trong vòng từ 7-14 ngày kể từ khi phát bệnh, có thể lên tới 20 ngày.

Tỉ lệ chết ở thể này là 100%

trieu-chung-dich-ta-lon-chau-phi1

Heo lười vận động, ủ rũ, nằm tụ thành đống

trieu-chung-dich-ta-lon-chau-phi2

 

Heo sốt cao, xuất hiện nhiều vùng đỏ, tím trên da

* Thể á cấp

Heo ở thể này có các triệu chứng giống với thể cấp tính như sốt cao, ủ rũ, lười vận động, khó thở… nhưng ít nghiêm trọng hơn. Tỉ lệ chết ở thể này từ 30% - 70% trong 3-4 tuần.

Lợn có thể nhiễm mạn tính hoặc khỏi bệnh. Tuy nhiên virus vẫn tồn tại trong cơ thể heo khỏi bệnh nên đây vẫn là nguồn lây nhiễm bệnh.

* Thể mạn tính

Thể này thường thấy ở heo từ 2-3 tháng tuổi với các biểu hiện như: chán ăn, sụt cân, tiêu chảy ra máu, viêm khớp, suy hô hấp. 

Các nốt xuất huyết trên da chuyển từ đỏ sang tím sau đó tróc vảy ở những vùng da mỏng

Tỉ lệ tử vong dưới 20%

trieu-chung-dich-ta-lon-chau-phi3

Thể mạn tính thường thấy ở heo con từ 2-3 tháng tuổi

Bệnh tích dịch tả lợn Châu Phi

- Xuất huyết trên da và các cơ quan nội tạng: gan, lách, hạch bạch huyết, thận, thanh khí quản, bàng quan

- Thận, hạch bạch huyết, lá lách sưng to

- Ứ dịch phù nề ở đường tiêu hoá, các xoang tự nhiên, viêm màng phổi, ứ nước xoang bao tim.

benh-tich-dich-ta-heo-chau-phi

Thận bị xuất huyết

benh-tich-dich-ta-heo-chau-phi2

Lá lách sưng to

benh-tich-dich-ta-heo-chau-phi3

Hạch bạch huyết sưng to và xuất huyết

Cách phòng ngừa dịch tả lợn Châu Phi hiệu quả nhất

Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh dịch tả lợn châu Phi nên việc thực hành đúng đủ các biện pháp an toàn sinh học là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất kết hợp nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn.

- Tiêm vaccine phòng bệnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất

- Thường xuyên vệ sinh sát trùng toàn trại, kiểm soát, khử trùng phương tiện vận chuyển ra vào trại, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi với dung dịch sát trùng POVIDINE-10% CAO CẤP hoặc G-OMNICIDE hoặc G-ALDEKOL DES FF.

- Đặt chậu sát trùng nhúng ủng đầu các dãy chuồng

- Kiểm soát người ra vào khu vực chăn nuôi: vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với lợn

- Kiểm soát động vật nuôi và côn trùng trung gian lây truyền: Diệt ve, côn trùng bằng GTOX- 200

- Đảm bảo thức ăn vệ sinh, nước uống sạch sẽ

- Tăng sức đề kháng cho đàn heo: Sử dụng GLUCO K-C hoặc GATOSAL @100 hoặc β-GLUCAN 50

phong-dich-ta-la-chau-phi

Các biện pháp phòng tránh là giải pháp hàng đầu trong việc ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi

(Nguồn: Cục Thú y, TTXVN)

Ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi đến sức khoẻ con người

Dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người tuy nhiên do virus gây bệnh tồn tại lâu trong tự nhiên, lây lan diện rộng làm heo suy giảm sức đề kháng và chết nhanh, dẫn tới dễ mắc các bệnh khác như tai xanh, lepto, đóng dấu lợn, phó thương hàn… Những bệnh này gây rối loạn tiêu hoá nếu con người ăn tiết canh hoặc thịt chưa được nấu chín của những con lợn bệnh. Nguy hiểm hơn nếu người bị nhiễm liên cầu khuẩn từ lợn bệnh. Người bị nhiễm khuẩn thường có các biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết 1 số vùng trên cơ thể, nặng hơn có thể bị viêm màng não.

Vì vậy, bạn nên ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng để đảm bảo sức khỏe.

 

Trên đây là tất tần tật những điều bạn cần biết về dịch tả lợn châu Phi và các biện pháp phòng ngừa dịch tả lợn Châu Phi hiệu quả nhất. Bạn cần thực hiện thường xuyên để ngăn chặn dịch bệnh nổ ra hoặc tránh lây lan diện rộng. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOOVET

-------------------------------

Địa chỉ: Lô CN5, Khu công nghiệpThụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Người đại diện: Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc Phan Văn Việt

Mst: 2600 973 967

Hotline: (0210)3 555 855 – 3 555 955

Số tài khoản: 118 002 633 541 - Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hùng Vương.

Email: [email protected]

Website: https://goovetvn.com/

 

Follow Youtube Channel

FOLLOW US