Nhận biết bệnh cúm gia cầm và cách phòng bệnh hiệu quả nhất

  • vn
  • eg
Trang chủ»Bệnh & điều trị»Nhận biết bệnh cúm gia cầm và cách phòng bệnh hiệu quả nhất
Nhận biết bệnh cúm gia cầm và cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Thời điểm giao mùa là thời điểm nhạy cảm cho dịch bệnh phát triển, trong đó bệnh cúm gia cầm là một bệnh cần phải lưu tâm.

Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính lây lan rất mạnh với tỷ lệ chết rất cao 100%. Bệnh cúm gia cầm xuất hiện năm 412 trước công nguyên, năm 1680 bùng phát thành đại dịch và cúm gia cầm luôn là mối lo ngại của người chăn nuôi gia cầm và cộng đồng.

Vậy những người chăn nuôi cần làm gì để phòng chống bệnh cúm gia cầm hiệu quả nhất? Hãy cùng theo dõi những  chia sẻ của  Goovet về bệnh này

Bệnh cúm gia cầm có lây sang người không?

Bệnh cúm gia cầm là bệnh đặc biệt nguy hiểm có thể lây sang người do virus cúm A/H5N1, A/H5N8, A/H5N6, A/H7N9,.... Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với các vật dụng nhiễm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm gia cầm.

Đặc điểm chung của bệnh cúm gia cầm 

Bệnh Cúm gia cầm (Avian Influenza) là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm (bao gồm cả gia cầm và chim), do virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. 

Virus có cấu tạo đơn giản bao gồm vỏ (capsid), vỏ bọc ngoài (envelope) và nhân là ARN sợi đơn âm. 

Virus cúm gia cầm có hai loại kháng nguyên:

- Kháng nguyên bề mặt HA (Hemagglutinin) là một glycoprotein thuộc protein màng type I, có khả năng gây ngưng kết hồng cầu. Kháng nguyên H có 16 subtype đánh số thứ tự từ H1 đến H16, mỗi nhóm HA có khả năng kết hợp nhóm NA để tạo ra các chủng virus cúm gia cầm khác nhau.

- Kháng nguyên bề mặt NA (Neuraminidase) là một protein enzyme có bản chất là glycoprotein được gắn trên bề mặt capsid của virus cúm, mang tính kháng nguyên đặc trưng theo từng phân type NA. Kháng nguyên N có 09 subtype được đánh số thứ tự từ N1 đến N9.

virus-gay-benh-cum-gia-cam

Hình 1: Cấu tạo virus cúm gia cầm

 

Virus cúm có 3 type A, B, C khác nhau:

- Type A gây bệnh trên các loài gia cầm, lợn, người, ngựa,...

- Type B gây bệnh cúm ở người và ngựa

- Type C chủ yếu gây bệnh cúm ở trẻ nhỏ

Virus cúm type A là type gây bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất. Virus cúm gia cầm độc lực cao (bao gồm chủng H5, H7)

Đường lây truyền của bệnh cúm gia cầm

Loài mắc

Động vật mắc bệnh cúm gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu, đà điểu, chim hoang dã và động vật có vú ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt virus có thể lây nhiễm và gây bệnh cho người. 

Đường truyền lây

Lây trực tiếp: Do gia cầm mẫn cảm tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh cúm hoặc động vật bị nhiễm bệnh, động vật mang trùng

Lây gián tiếp: Qua thức ăn, nước uống, quần áo, dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển,... bị nhiễm dịch tiết, phân có chứa virus cúm của gia cầm mắc bệnh bài thải

co-che-gay-benh-cum-gia-cam

Hình 2: Cơ chế gây bệnh cúm gia cầm

Triệu chứng bệnh cúm gia cầm

Thời gian ủ bệnh từ 3-14 ngày, các biểu hiện khi gà mắc bệnh cúm gia cầm như sau:

- Gia cầm chết đột ngột, tỷ lệ chết lên đến 100%.

- Gà bị sốt, gà giảm ăn, giảm đẻ, suy nhược, xù lông, sã cánh

- Biểu hiện đường hô hấp: vẩy mỏ, khó thở, thở khò khè, chảy nước mắt, nước mũi liên tục.

- Mào và tích sưng, xung huyết đỏ sẫm, da chân xuất huyết, tiêu chảy phân loãng màu xanh trắng.

- Có biểu hiện về thần kinh đi siêu vẹo, run rẩy rồi lăn ra chết.

trieu-chung-benh-cum-gia-cam1

Hình 3: Xuất huyết da chân

 

trieu-chung-benh-cum-gia-cam2

Hình 4: Mào tích sưng, sung huyết

Bệnh tích cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm chủng động lực cao có khả năng lây sang người thuộc danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh. Khi gặp các triệu chứng của cúm gia cầm cần báo cho cơ quan thú y địa phương để có các phương pháp xử lý tốt nhất. Trong trường hợp mổ khám cần được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. 

- Mào yếm tím tái, sưng dày lên, quan sát thấy điểm xuất huyết và hoại tử. 

- Mí mắt và mắt phù nề, đầu sưng to, mũi bị viêm

- Xuất huyết dưới da chân, da đùi, da lưng, cơ đùi, lườn, ngực

- Xác gà béo nhưng thịt thâm, khô có xuất huyết lấm tấm

- Xuất huyết hoại tử ở tất cả các cơ quan gan, lách, thận, xuất huyết dạ dày tuyến và dạ dày cơ, tụy xuất huyết

- Xuất huyết mỡ bụng, mỡ vành tim, màng treo ruột

- Xuất huyết niêm mạc khí quản và trong lòng khí quản chứa đầy dịch.

benh-tich-benh-cum-ga1

 

benh-tich-benh-cum-ga2

Bệnh tích bệnh cúm gia cầm

Cách phòng bệnh cúm gia cầm hiệu quả

Bệnh cúm gia cầm lây lan qua tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp, là một bệnh đặc biệt nguy hiểm có thể lây sang người, hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu cần có các biện pháp phòng dịch hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

* Phòng bệnh khi chưa có dịch

- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học chặt chẽ là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

+ Ngăn chặn sự xâm nhập của động vật khác, đặc biệt động vật hoang dã: Lắp đặt các tấm lưới che, tấm bảo vệ xung quanh chuồng nuôi. Sử dụng GTOX-200 chống côn trùng.

+ Cần phải giảm thiểu các yếu tố gây thu hút động vật, đặc biệt động vật hoang dã. Loại bỏ nước đọng: chuồng nuôi cần được thiết kế để tránh tạo vùng trũng đọng nước. Thức ăn cần được lưu trữ cẩn thận tránh động vật khác xâm nhập, phát quang bụi rậm xung quanh chuồng nuôi.

+ Cần có kho xử lý chất thải, cần được che đậy kĩ càng để tránh động vật khác xâm nhập.

+ Không cho gia cầm tiếp xúc với chim hoang dã, đây là nguồn bệnh nguy hiểm đối với gia cầm.

+ Kiểm soát chặt chẽ người ra vào chuồng, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chăn nuôi, thiết bị, phương tiện, giày dép: Phun khử trùng thường xuyên bằng POVIDINE-10% CAO CẤP.

+ Không nhập gia cầm chưa rõ nguồn gốc, không nuôi nhốt chung gia cầm mới mua về với gia cầm đang ở trại.

- Định kỳ phun thuốc sát trùng bằng G-OMNICIDE (2-3ml/1 lít nước), 1 tuần/lần

- Tiêm phòng vaccine đầy đủ. Trước và sau khi chủng vaccine pha nước uống ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C (1g/1 lít nước) để giảm stress, tăng sức đề kháng cho đàn gà.

- Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống sạch, định kỳ bổ sung vào thức ăn GLUCAN TỎI NEW (1g/15kg thể trọng) kết hợp MEN LACZYME (1g/2 lít nước) để nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho đàn gà.

* Phòng bệnh khi trong vùng có dịch xảy ra

- Virus gây bệnh cúm gia cầm tồn tại trong môi trường tự nhiên từ 2 tuần đến khoảng 1 tháng. Trong vùng có dịch xảy ra cần phun thuốc sát trùng 1 lần/ngày bằng G-OMNICIDE (2-3ml/1 lít nước).

- Áp dụng các biện pháp sinh học nghiêm ngặt, hạn chế người lạ ra vào trại

- Tăng cường sức đề kháng cho đàn gia cầm bằng VITAMIN C 35 (1g/3 lít nước) kết hợp SORBITOL B12 - GIẢI ĐỘC GAN THẬN (1g/2 lít nước).

- Những vùng giáp biên giới: Tuyệt đối không nên mua bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm chưa có giấy kiểm định của cơ quan thú y có thẩm quyền.

- Đối với gia cầm chết cần phải khai báo cho cơ quan thú y địa phương. Không được giết mổ, đem bán, không được vứt rác bừa bãi phải được chôn xuống hố sau và rắc vôi bột xung quanh.

* Khuyến cáo phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người

- Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc, đảm bảo ăn chín, uống sôi.

- Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

- Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

- Khi người có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Để bệnh cúm gia cầm không xảy ra, bà con chăn nuôi hãy áp dụng ngay các biện pháp vừa chia sẻ phía trên để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOOVET

-------------------------------

Địa chỉ: Lô CN5, Khu công nghiệpThụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Người đại diện: Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc Phan Văn Việt

Mst: 2600 973 967

Hotline: (0210)3 555 855 – 3 555 955

Số tài khoản: 118 002 633 541 - Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hùng Vương.

Email: [email protected]

Website: https://goovetvn.com/

 

Follow Youtube Channel

FOLLOW US