Nhiều người dân chăn nuôi gặp tình trạng hàng chục con gà thở khò khè, chảy nước mũi, ủ rũ không ăn uống rất khổ tâm trong việc chăn nuôi. Vậy để hôm nay Goovet sẽ giải đáp cho bà con với bài viết “Bệnh phổi gà có lây lan không ? Làm sao để cách ly đàn gà hiệu quả nhất”.
Bệnh phổi gà có lây không ?
Bệnh phổi gà hay còn là CRD - Chronic Respiratory Disease là bệnh có tính lây lan cao trong đàn gà hoặc các loài gia cầm nếu không được khắc phục kịp thời sẽ xảy ra dịch bệnh, tổn hại nặng nề cho kinh tế bà con. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum (MG).
Ảnh 1: Vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum (MG) gây bệnh phổi gà.
Dấu hiệu nhận biết gà nhiễm bệnh phổi
Bệnh phổi gà là bệnh phổ biến, dễ lây lan nhanh và gây thiệt lớn.Dưới đây là các dấu hiệu điển hình nhân biết gà mắc bệnh phổi:
1.Triệu chứng hô hấp
Gà mắc bệnh thường thở khò khè, khó thở phát ra những tiếng thở to, rõ ràng hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi vận động. Ho, hắt hơi thường xuyên, gà thường vảy mỏ, ho thành từng cơn. Chảy nước mũi, nước mắt các dịch nhầy màu trắng đục hoặc vàng, đóng vảy quanh mũi và mắt.
2.Biểu hiện ở thể trạng
Ủ rũ, giảm hoạt động: Gà đứng im một chỗ, xù lông, ít di chuyển. Giảm ăn, sụt cân nhanh, lượng thức ăn tiêu thụ giảm rõ rệt, gà gầy yếu. Bệnh gây ra tình trạng chậm lớn ở gà con gây ra tăng trưởng kém, lông cánh phát triển không đồng đều.
Ảnh 2: Gà ủ rũ, giảm hoạt động khi mắc bệnh.
3.Triệu chứng nghiêm trọng hơn
Sưng mặt, viêm mí do xoang, mắt sưng đỏ hoặc chảy gỉ mắt. Mào và tích tím tái do thiếu oxy do suy hô hấp. Tiêu chảy nhẹ làm cho gà thải phân loãng, màu xanh hoặc màu trắng.
Cách ly đàn gà an toàn: 5 bước cách ly gà bị bệnh phổi
Bước 1: Phát hiện sớm và tách riêng gà bệnh
Dấu hiệu cần cách ly ngay: Gà thở khò khè, ho, chảy nước mũi hoặc mắt sưng, giảm ăn, ủ rũ, lông xù, đứng tách đàn.
Cách thực hiện: Dùng găng tay và ủng khi bắt gà bị bệnh để tránh lây nhiễm chéo, di chuyển gà sang khu vực cách ly cách chuồng ít nhất 10m có mái che và thông thoáng
Lưu ý: Không nhốt chung gà bệnh với gà khỏe, ghi chép lại số lượng và biểu hiện của gà bệnh để theo dõi tiến triển.
Bước 2: Vệ sinh và khử trùng khu vực cách ly
Vật dụng cần khử trùng: Chuồng nuôi, máng ăn uống, dụng cụ chăn nuôi cùng với đó là quần áo, giày dép người chăm sóc.
Quy trình vệ sinh: Phun thuốc khử trùng toàn bộ khu vực, rửa sạch máng ăn bằng nước nóng 70 độ C, thay chất độn chuồng 2 lần/ngày, đốt hoặc chôn cùng vôi bột.
Lưu ý: Có thể dùng đèn khử trùng UV chiếu vào chuồng 15 phút/ ngày để tiêu diệt mầm bệnh trong không khí.
Ảnh 3: Khử trùng chuồng gà tránh dịch bệnh
Bước 3: Chăm sóc gà bệnh đúng cách
Chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh phổi gà: Cho thức ăn dễ tiêu (cám úm gà, rau xanh băm nhỏ).
Bà con có tham khảo sản phẩm: ÚM GIA CẨM giúp chống stress, ngừa khô chân, phòng tiêu chảy, ngoại hình đẹp.
Pha điện giải Gluco C + Vitamin tổng hợp vào nước uống tăng sức đề kháng.
Tham khảo ngay sản phẩm: ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C NEW
Thuốc đặc trị chữa bệnh phổi gà (CRD) hiệu quả nhất
TYLODOX - Đặc trị CRD,coryza, thương hàn, E.coli, khẹc vịt, sưng phù đầu.
Tham khảo ngay thông tin chi tiết sản phẩm: XEM NGAY.
OTC 50 - Đặc trị hen khẹc, CRD, CCRD, sưng phù đầu. Viêm ruột tiêu chảy, viêm buồng trứng. Tăng sức đề kháng.
Thông tin chi tiết sản phẩm tham khảo ngay: TẠI ĐÂY.
CEFKET 100 - Đặc trị CRD, viêm phổi, viêm vú, viêm tử cung, viêm móng, viêm khớp. Các bệnh kế phát tai xanh, lở mồm long móng. An toàn cho thú mang thai.
Tham khảo ngay thông tin chi tiết: XEM NGAY.
TYLOGENT 200 - Đặc trị viêm phổi, suyễn heo, sưng phù đầu, CRD, viêm ruột xuất huyết.
Xem ngay thông tin chi tiết sản phẩm: CLICK NGAY.
FLOR 200 - Đặc trị CRD, suyễn, hen khẹc, tụ huyết trùng, thương hàn, sưng phù đầu, liên cầu lợn, các bệnh tiêu chảy.
Xem chi tiết thông tin sản phẩm: TẠI ĐÂY.
Theo dõi bệnh tình gà sau khi dùng thuốc:
Ghi nhận biểu hiện hằng ngày, màu phân, tần suất ho, khả năng ăn uống. Loại bỏ ngay những con không đáp ứng điều trị sau 3 ngày.
Bước 4: Quản lý đàn gà khoẻ mạnh
Biện pháp phòng ngừa lây lan dùng thuốc phun khử trùng định kỳ 2 lần/tuần xung quanh chuồng nuôi. Bổ sung vitamin A,E vào thức ăn để tăng miễn dịch. Hạn chế người lạ và động vật hoang dã vào khu vực chăn nuôi.
Cách ly đặc biệt
Nuôi riêng gà mới nhập đàn ít nhất 14 ngày trước khi thả chung. Không dùng dụng cụ giữa khu cách ly và chuồng chính.
Ảnh 2: Quản lý đàn gà dễ dàng kiểm soát bệnh
Bước 5: Theo dõi và kết thúc cách ly
Thời gian cách ly tối thiểu: 21 ngày (đủ để tiêu diệt mầm bệnh).
Điều kiện kết thúc cách ly:
Gà hết triệu chứng ít nhất 7 ngày. Xét nghiệm PCR âm tính với bệnh phổi gà (nếu có điều kiện).
Xử lý sau cách ly:
Tẩy khu chuồng trại bằng dung dịch khử trùng trước khi sử dụng lại. Tiêm vacxin CRD cho cả đàn để ngừa tái phát.
Bệnh phổi gà không phải “án tử” với đàn gia cầm của bạn nếu không hiểu rõ cơ chế lây lan và hành động kịp thời. Qua bài viết này của Goovet, bệnh phổi gà có khả năng lây nhiễm nhanh qua không khí, tiếp xúc trực tiếp hoặc dụng cu chăn nuôi. Tuy nhiên, chìa khoá thành công của bà con nằm ở 3 yếu tố: Phát hiện sớm - Cách ly triệt để - Xủ lý thông minh giúp bà con trong chăn nuôi thành công. Và đừng quên truy cập thường xuyên vào Website và Fanpage của Goovet để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích về chăn nuôi bà con nhé!