Bạn đang gặp rắc rối cho việc giải quyết vấn đề gà bị khô chân, teo lườn trong thời gian qua, tình trạng này không hiếm gặp nhiều người cũng đang gặp phải điều tương tự. Hãy cùng nhau theo dõi tất cả các cách điều trị bệnh khô chân, teo lườn ở gà hiệu quả dưới đây.
Bệnh khô chân, teo lườn ở gà là gì ?
Bệnh khô chân, teo lườn ở gà thường là một số triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến dinh dưỡng,tiêu hóa hoặc nhiễm trùng,đặc biệt xuất hiện nhiều nhất ở gà con hoặc gà đang trong giai đoạn phát triển. Các bệnh có thể dẫn đến tình trạng này như bệnh Gumboro (Infectious Bursal Disease - IBD), bệnh cầu trùng (Coccidiosis), bệnh Marek (Marek’s disease), bệnh viêm ruột hoại tử ( Necrotic Enteritis),... Vì vậy, bạn phải kết hợp quan sát gà có biểu hiện khô chân teo lườn với các triệu chứng khác để xác định chính bệnh mà gà đang mắc phải.
Ảnh 1: Gà mắc bệnh khô chân, teo lườn.
Nguyên nhân gây bệnh khô chân, teo lườn ở gà.
Bệnh khô chân, teo lườn ở gà là một hội chứng phức tạp, có thể do nhiều nguồn gốc khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
1. Nguyên nhân dinh dưỡng
Thiếu chất dinh dưỡng: gà bị khô chân, teo lườn sẽ thiếu các chất vitamin ( đặc biệt là các nhóm vitamin A, D, E và B), khoàng chất ( như canxi, phốt pho, kẽm) hoặc axit amin thiết yếu ( như methionine, lysine) và có thể dẫn đến tình trạng khô chân, teo lườn.
Mất cân bằng dinh dưỡng: khẩu phần ăn của gà không cân đối, quá nhiều hoặc quá ít một nhóm chất cũng có thể gây ra vấn đề khô chân, teo lườn ở gà.
Xem thêm: Tại sao gà ăn không tiêu ? Giải pháp giúp gà tiêu hóa khỏe mạnh.
2. Nguyên nhân do quản lý chăn nuôi
Điều kiện chuồng trại kém: chuồng trại cho gà quá chật chội, thiếu ánh sáng, thông thoáng kém hoặc nhiệt độ không phù hợp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gà dẫn đến bị khô chân, teo lườn.
Stress: Gà bị stress do thay đổi môi trường, vận chuyển, hoặc do mật độ nuôi quá cao cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
3. Nguyên nhân do bệnh truyền nhiễm
Virus: Một số loại virus như virus gây bệnh Gumboro (IBD), virus gây bệnh Marek hoặc virus gây ra các triệu chứng khô chân, teo lườn .
Vi khuẩn: Các bệnh do vi khuẩn như E.coli, Salmonella hoặc Mycoplasma cũng có thể gây ra các vấn đề cho chân và lườn ở gà.
Ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng như giún sán, cầu trùng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.
Dấu hiệu nhận biết gà bị mắc bệnh khô chân, teo lườn.
Bệnh khô chân, teo lườn ở gà có thể được phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu lâm sàng và biểu hiện bên ngoài.
Triệu chứng ở chân: chân khô, bong tróc da, sưng khớp hoặc biến dạng chân, đi lại không vững, lạnh chân.
Biểu hiện ở lườn: teo cơ lườn, lườn nhọn, lộ xương, giảm cân nhanh.
Tình trạng toàn thân: gà ủ rũ, kém hoạt động, lông xù, xơ xác, chán ăn hoặc ăn kém, tiêu chảy.
Triệu chứng liên quan đến hô hấp và tiêu hóa: khó thở, thở khò khè, chảy nước mũi, nước mắt, diều phình to, trống rỗng, nôn mửa.
Cách điều trị bệnh khô chân, teo lườn ở gà
Dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, chúng ta có thể áp dụng nhiều cách điều khác nhau.
1. Điều trị do thiếu dinh dưỡng.
Bổ sung dinh dưỡng: tăng cường thức ăn giàu đạm,vitamin ( đặc biệt là vitamin A, D, E) và khoáng chất ( canxi, photpho)
Sử dụng premix vitamin và khoáng chất: Pha vào nước hoặc trộn vào thức ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cho ăn đa dạng: Bổ sung thêm rau xanh, giá đỗ, cám gạo và các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác như là các loại, các loại khô dầu.
2. Điều trị do quản lý chăn nuôi kém
Cải thiện điều kiện trang trại: Đảm bảo chuồng trại thông thoáng sạch sẽ,đủ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp.
Giảm stress: Tránh nuôi quá đông, cung cấp đủ không gian và nước uống sạch.
3. Điều trị do bệnh truyền nhiễm
Cách ly gà bệnh: Ngăn chặn lây lan sang các con khác.
Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc kháng virus: tùy thuộc vào diễn biến khô chân, teo lườn của gà sử dụng thuốc hợp lý và theo chỉ định của nhà bác sĩ thú y.
Tẩy giun, sán và diệt ve, mạt: sử dụng thuốc tẩy giun định kỳ cho gà, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sử dụng thuốc diệt côn trùng cho gà.
Bổ sung dinh dưỡng: giúp gà phục hồi sau khi loại bỏ ký sinh trùng.
Các loại thuốc điều trị khô chân, teo lườn hiệu quả.
1.GLUCO K - C - Hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm, bổ gan, giải độc.Hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh Gumboro, hen gà, nhiễm trùng huyết vịt, các bệnh truyền nhiễm.
Xem thông tin chi tiết sản phẩm: Click ngay.
Ảnh 2: GLUCO K - C
2. GATOSAL@100 - Bổ tổng hợp, kích thích biến dưỡng, phòng bệnh và phòng rối loạn trao đổi chất
Click ngay để xem thông tin chi tiết sản phẩm.
Ảnh 3: GATASOL @100 - Bổ tổng hợp giúp gà khoẻ mạnh.
3. Thuốc thú y DEXA - Chống viêm, chống dị ứng, chống các tác nhân gây stress, giảm nhanh tình trạng phù thũng.
Xem thông tin chi tiết sản phẩm: Click ngay.
Ảnh 4: DEXA chống viêm,chông dị ứng
Cách phòng tránh bệnh khô chân, teo lườn ở gà.
Chủ động phòng tránh bệnh khô chân, teo lườn ở gà là chìa khóa giúp người chăn nuôi hạn chế rủi ro và bảo vệ hiệu quả đàn vật nuôi trước các mối đe dọa từ dịch bệnh.Dưới đây các phương pháp phòng tránh bệnh cho bà con chăn nuôi.
Quản lý dinh dưỡng hợp lý,cung cấp thức ăn chất lượng cao, kiểm soát lượng thức ăn cho gà ăn hằng ngày.
Quản lý môi trường trang trại luôn vệ sinh trường trại, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, đảm bảo chuồng trại thông thoáng, tránh tịch tụ khí
Phòng bệnh bằng vacxin và thuốc đầy đủ,sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh.
Xem thêm: Top 5 thuốc đặc trị hen khẹc ở gà- trị bệnh nhanh, an toàn.
Theo dõi và quản lý đàn gà,thường xuyên quan sát để phát hiện sớm bệnh chân khô, teo lườn.
Cung cấp nước sạch thường xuyên tránh nước bẩn xâm nhập là nguồn lây nhiễm bệnh khô chân, teo lườn ở gà.
Chữa gà bị khô chân, teo lườn là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, chăm sóc tỉ mỉ và tuân thủ đúng các bước hướng dẫn. Bệnh này thường liên quan đến chế độ dinh dưỡng, môi trường sống và cách quản lý đàn gà.Chúc bà con chăn nuôi thuận lợi, đạt nhiều kết quả tốt.
Hãy thường xuyên ghé thăm Website và Fanpage GooVet để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong lĩnh vực chăn nuôi!