Ngoài kinh nghiệm, dinh dưỡng, ánh sáng, nắm lòng cách làm chuồng úm gà con khoa học, đúng kĩ thuật sẽ đảm bảo điều kiện tốt nhất cho gà trong giai đoạn vàng để gà con được khoẻ mạnh, phát triển khi trưởng thành.
Những thông tin quan trọng trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về những tiêu chuẩn cần thiết khi làm chuồng úm gà con hiệu quả.
Chuồng úm gà con quan trọng như thế nào?
Úm gà là giai đoạn khởi đầu của quá trình chăn nuôi, là giai đoạn giúp gà con dần thích nghi với môi trường sống mới sau khi nở về nhiệt độ, ánh sáng và chế độ dinh dưỡng. Điều kiện úm phù hợp sẽ giúp đàn gà con thích nghi được với môi trường hơn, gia tăng tỉ lệ sống và phát triển khoẻ mạnh.
Để úm gà hiệu quả, hạn chế các điều kiện bất lợi, người chăn nuôi cần chú ý thiết kế chuồng úm cho phù hợp.
Ảnh 1: Chuồng úm khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn úm
Có thể bạn quan tâm: Cách úm gà con hiệu quả 99%
Cách làm chuồng úm gà con khoa học đúng kỹ thuật
Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu làm chuồng úm
Chuồng úm nên làm bằng các vật liệu cách nhiệt nhưng vẫn phải đảm bảo sự chắc chắn, thông thoáng. Người chăn nuôi có thể sử dụng cót ép, tre nứa hoặc bạt nilong mỏng. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm nẹp tre, dây thép để cố định chuồng úm, chất độn chuồng, thiết bị sưởi ấm.
Bước 2: Chọn nơi đặt chuồng úm gà con
Bà con cần chọn được vị trí làm chuồng úm phù hợp, thuận tiện cho việc mắc hệ thống điện, nước. Vị trí làm chuồng úm phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông và tránh chịu nhiều ảnh hưởng của mưa gió. Khu vực úm phải cách xa khu vực chăn nuôi gia súc gia cầm khác để tránh lây nhiễm các mầm bệnh từ bên ngoài. Cần vệ sinh, sát khuẩn khu vực làm chuồng úm bằng dung dịch sát trùng chuyên dụng hoặc vôi bột trước khi úm gà con.
Ảnh 2: Chọn nơi thoáng mát, ít chịu ảnh hưởng của thời tiết để đặt chuồng úm
Bước 3: Quây úm
Quây úm phải kín, tránh được gió lùa và các chuột bọ có thể vào chuồng. Bà con có thể dùng cót ép, tre nứa để quây theo hình tròn hoặc hình chữ nhật, tuỳ vào diện tích của khu vực úm. Chuồng úm nên cao khoảng 50-70 cm, diện tích quây úm không được rộng quá 6m2 và mật độ trong chuồng 60 con/m2.
Ảnh 3: Quây úm nên cao khoảng 50-70cm để chăn gió lùa
Bước 4: Trộn chất độn chuồng
Trải lớp độn chuồng là một trong những bước không thể thiếu trong quá trình làm chuồng úm gà con. Có thể dùng mùn cưa hoặc trấu để độn chuồng. Cần phơi khô các loại nguyên liệu làm độn chuồng và khử trùng trước khoảng 3 ngày để hạn chế các vi khuẩn, vi nấm gây bệnh. Trước khi thả gà hãy trải chất độn trước khoảng 1 ngày với độ dày tối thiểu là 10 cm và tốt nhất là dày 12 cm. Lớp độn chuồng vừa có tác dụng giúp gà con không bị lạnh chân vừa giúp điều hòa nhiệt độ bên trong quây úm.
Bước 5: Lắp thiết bị sưởi và che quây úm
Để đảm bảo nhiệt độ luôn ở trong mức tốt cho gà con, bà con chăn nuôi nên lắp thiết bị sưởi ấm. Có thể dùng bóng đèn dây tóc có công suất từ 60 -100W hoặc bóng đèn hồng ngoại để an toàn, tiết kiệm chi phí. Tuỳ vào độ tuổi và tình trạng của gà con mà điều chỉnh khoảng cách và mật độ treo đèn cho phù hợp. Đây là việc làm không thể thiếu để giữ ấm cho gà mới nở.
Cuối cùng là che quây úm. Dùng chiếu cói hoặc bạt phủ lên trên chuồng úm để giúp điều tiết nhiệt độ và tránh sự ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài.
Ảnh 4: Nhiệt độ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong giai đoạn úm
Một số lưu ý khi làm chuồng úm gà con
- Tránh làm chuồng úm ở nơi đã nuôi gia cầm trước đó
- Tránh vị trí quây úm sát cửa ra vào dẫn tới hiện tượng gió lùa
- Tránh rải chất độn chuồng quá mỏng khiến gà con dễ bị lạnh thân và bàn chân.
- Trong thời gian úm, người chăn nuôi cần quan sát thường xuyên trạng thái của gà con để điều chỉnh nhiệt độ đèn sưởi cho phù hợp.
Bên cạnh làm chuồng úm hợp lý, sử dụng một số kháng sinh cần thiết như Úm Thảo Dược, Úm Gia Cầm… để nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh đường tiêu hóa cho gà, khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thay đổi môi trường nuôi.
Ảnh 5: Sản phẩm Úm Thảo Dược và Úm Gia Cầm
Trên đây là toàn bộ cách làm chuồng úm gà hiệu quả nhất giúp tăng tỉ lệ sống sót cho đàn toàn đàn. Chúc bà con thành công.