Mạt gà là gì và cách xử lý mạt gà hiệu quả.

  • vn
  • eg
Trang chủ»Tin Tức»Mạt gà là gì và cách xử lý mạt gà hiệu quả.
Mạt gà là gì và cách xử lý mạt gà hiệu quả.

Trong quá trình chăn nuôi gà, bà con thường thấy xuất hiện mạt gà. Mạt gà có thể gây khó chịu, ngứa ngáy, viêm da và thậm chí viêm màng não cho người. Trong những trường hợp không mong muốn, mạt có thể phát triển thành ổ với số lượng và diện tích lớn, nhiều khi không dễ xử lý. Goovet sẽ giới thiệu đến bà con cách cách xử lý mạt gà hiệu quả nhất trong nội dung của bài viết này.

Mạt gà là con gì? Tác hại của mạt gà.

Mạt gà là gì?

Mạt gà có tên khoa học là Dermanyssus Gallinae, con đực có kích thước khoảng 0.6mm x 0.2mm và con cái có kích thước khoảng 0.75mm x 0.4mm. Chúng có thân hình trứng, đầu nhỏ, trên bụng có các sợi lông ngắn, thưa. Chân của mạt gà tuy ngắn nhưng lại rất khỏe, ống thở dài tới gốc đôi chân thứ 2.

Tùy vào tình trạng cơ thể đang đói hay no mà mạt gà có những màu sắc khác nhau như trắng, đỏ, tím. Ban ngày, chúng trú ẩn ở các ổ, tổ của. Ban đêm là thời gian hoạt động mạnh nhất của chúng. Thời gian này, chúng sẽ bò ra khỏi nơi trú ẩn và đi đốt, hút máu gà, chim, kể cả con người.

Mạt gà xuất hiện ở đâu?

Mạt gà thường xuất hiện ở khu vực chăn nuôi gà. Chúng thường trú ngụ ở ở trong các ổ gà, bao tải hoặc ngay phía dưới lớp lông gà. 

Nếu chuồng trại không đảm bảo vệ sinh, mạt gà sinh sôi rất nhanh và xâm nhập vào các khu vực khác ngoài khu vực chăn nuôi thông qua con người, dụng cụ, xe cộ ra vào. Chúng có thể bám vào quần áo, tay, chân của người chăn nuôi và bắt đầu trú ẩn ở các khu vực mới.

Tác hại của mạt gà với gia cầm và con người

* Tác hại của mạt gà đối với gia cầm

Nước bọt của mạt gà được ví như một loại độc tố. Nếu chuồng trại có quá nhiều mạt gà và chúng hoạt động mạnh có thể làm cho đàn gà bị chết trong vòng 24h với khả năng rất cao, đặc biệt vào cuối mùa hè.

 

Khi bị mạt gà đốt, gà sẽ mất máu và cảm thấy ngứa ngáy khắp cơ thể. Mạt gà có khả năng tấn công toàn bộ đàn gà một cách nhanh chóng, đặc biệt là những con gà thường ấp trứng trong ổ, nơi dễ bị mạt xâm nhập. Đối với gà chọi, việc bị mạt hút máu sẽ khiến chúng yếu đi và không đủ sức để tham gia các trận đấu.

Mạt gà có thể tồn tại và phát triển ngay cả khi không có gà trong chuồng hàng tuần. Chính vì vậy, đây là loại sinh vật rất nguy hiểm, cần phải được tiêu diệt và kiểm soát để ngăn chặn sự phát triển của chúng.

* Tác hại của mạt gà đối với con người

Đối với con người, mạt gà không phải lúc nào cũng đốt, nhưng khi chúng tiếp xúc và chạy trên da, cảm giác khó chịu vẫn có thể xuất hiện. Khi bị mạt gà đốt, người sẽ cảm thấy ngứa ngáy dữ dội và da sẽ nổi lên những mẩn đỏ, thường có nước. Hơn nữa, mạt gà còn có khả năng lây truyền các bệnh như viêm não và viêm màng não ở con người.

Cách trị mạt gà 

Cách trị mạt gà theo phương pháp dân gian

Theo các phương pháp dân gian, người chăn nuôi thường dùng các loại lá cây như lá mần tưới, lá xoan, lá bạch đàn, lá sầu đâu, lá ngải cứu… để lót hoặc vò nát và rải vào nơi có mạt gà. Các loại chất tự nhiên trong các loại lá này được cho là có khả năng trị mạt gà khá hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ưu điểm của các phương pháp dân gian này là dễ kiếm nguyên liệu nhưng hiệu quả chưa thực sự triệt để.

Sử dụng thuốc diệt mạt gà

Với các trang trại và hộ chăn nuôi có hiện tượng mạt gà, người chăn nuôi cần thực hiện các bước sau đây:

- Thay chất độn chuồng

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, phát quang bụi rậm xung quanh khu vực nuôi

- Sử dụng thuốc để trị mạt gà: G-TOX SPRAY hoặc GTOX-200 (sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác sản phẩm)

- Dùng 1 số sản phẩm bổ trợ để phục hồi sức khỏe cho đàn gà: Kết hợp ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C NEW, NH-ADE-B.COMPLEX trộn thức ăn hoặc hòa nước uống để chống nóng, bù điện giải, tăng đề kháng cho đàn gà, đặc biệt khi trời nóng, nhiệt độ cao.

- Bổ sung men tiêu hóa SPOBIO MEN hoặc MEN LACTIC hoặc MEN LACZYME để ổn định tiêu hóa, kích thích vật nuôi ăn ngon, ăn nhiều.

Cách ngăn mạt gà quay lại như thế nào hiệu quả

Để tránh sự quay lại của mạt gà, cần lưu ý những điều sau:

- Định kì vệ sinh sát trùng chuồng trại với POVIDINE - 10% CAO CẤP hoặc G - OMNICIDE hoặc GLUBEN TOX hoặc G - ALDEKOL DES FF

- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh

- Luôn giữ chuồng trại khô khoáng, sạch sẽ

- Vệ sinh cơ thể, quần áo sau khi tiếp xúc gia cầm: Sau khi đi vào các khu vực chuồng gà, bạn cần tắm rửa sạch sẽ, và thay ra, giặt sạch bộ quần áo đã mặc, rửa tay kỹ với xà phòng.

 

Việc xử lý mạt gà không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho đàn gà mà còn tăng năng suất chăn nuôi. Hy vọng với những cách xử lý mạt gà mà Goovet chia sẻ, bạn sẽ có thể quản lý và bảo vệ đàn gà của mình một cách hiệu quả nhất. Hãy duy trì thói quen vệ sinh và theo dõi sức khỏe gà thường xuyên để ngăn ngừa mạt gà xuất hiện nhé!



THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOOVET

-------------------------------

Địa chỉ: Lô CN5, Khu công nghiệpThụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Người đại diện: Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc Phan Văn Việt

Mst: 2600 973 967

Hotline: (0210)3 555 855 – 3 555 955

Số tài khoản: 118 002 633 541 - Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hùng Vương.

Email: [email protected]

Website: https://goovetvn.com/

 

Follow Youtube Channel

FOLLOW US