Một số biện pháp chăm sóc vật nuôi mùa nắng nóng

  • vn
  • eg
Trang chủ»Tin Tức»Một số biện pháp chăm sóc vật nuôi mùa nắng nóng
Một số biện pháp chăm sóc vật nuôi mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ sinh trưởng cũng làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi. Để hạn chế những bất lợi do nắng nóng gây ra, bà con chăn nuôi cần thực hiện theo một số biện pháp chăm sóc vật nuôi mùa nắng nóng dưới đây để đàn gia súc, gia cầm luôn khỏe mạnh, hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.

Về chuồng trại

Cần đảm bảo chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ, đầy đủ hệ thống quạt gió

Kiểm tra hệ thống cấp nước cho khu chăn nuôi: hạn chế để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào nguồn nước (đặc biệt là bể chứa inox) làm nước uống quá nóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tiêu thụ thức ăn

Trong trường hợp nhiệt độ tăng cao, nắng nóng bất thường cần tiến hành một số biện pháp bổ sung để đảm bảo nhiệt độ cho tiểu khí hậu chuồng nuôi: Dùng lưới đen che nắng đối với mái bằng tôn hoặc fibro, lắp thêm hệ thống nước làm mát mái, hệ thống phun sương trong chuồng nuôi

Nên trồng nhiều cây xanh xung quanh chuồng nuôi để tạo bóng mát

chuong-trai

Chuồng trại thông thoáng khí, có hệ thống làm mát, quạt gió

Vệ mật độ nuôi

Mật độ nuôi cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đế nhiệt độ chuồng nuôi cũng như sức khỏe của vật nuôi. Mật độ nuôi quá dày khiến gia súc, gia cầm không đủ không gian để phát triển, kèm thêm yếu tố thời tiết nắng nóng khiến vật nuôi dễ bị stress nhiệt, tăng nguy cơ mắc bệnh và tỉ lệ lây lan dịch bệnh cao. Vì vậy trong thời tiết nắng nóng tùy từng giống loài và từng giai đoạn mà cần điều chỉnh mật độ nuôi cho phù hợp.

- Đối với lợn: Mật độ nuôi nhốt đối với lợn nái  từ 3 - 4m2/con, lợn thịt 2m2/con

- Đối với trâu, bò, dê: mật độ nuôi hợp lý đối với trâu, bò nuôi trong chuồng là 5 - 6m2/con, đối với dê là 1.8 - 2m2/con

- Đối với gia cầm: Cần giảm mật độ nuôi so với những ngày bình thường.

    • Mật độ nuôi gà trong giai đoạn úm là 50 - 60 con/m2
    • Gà có cân nặng từ 0.5 - 1kg mật độ nuôi là 8 - 12 con/ m2
    • Gà có cân nặng từ 2kg trở lên nên nuôi từ 3-5 con/m2

mat-do-nuoi

Mật độ nuôi phù hợp sẽ giúp làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi

Về nuôi dưỡng

Nhiệt độ môi trường tăng cao cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu cũng như trao đổi chất vì vậy cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho vật nuôi.

- Đối với trâu, bò: Tăng lượng thức ăn thô xanh, tăng thức ăn giàu đạm, giảm thức ăn tinh bột nhưng vẫn đảm bảo trâu bò đủ no. Đảm bảo nguồn nước uống sạch, mát.

- Đối với lợn: Tùy vào từng giai đoạn phát triển của lợn mà điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp. Đảm bảo cung cung đủ nước cho lợn uống. Bổ sung thêm MEN LACTIC hoặc MEN LACZYME vào thức ăn hoặc nước uống cho đàn lợn, đặc biệt là lợn con sau cai sữa và lợn nái mang thai. 

- Đối với gia cầm: Tùy vào mục đích hướng tới sau chăn nuôi (lấy trứng, lấy thịt) mà điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho gà phát triển. Cho gà ăn sớm, tránh cho ăn vào thời điểm nhiệt độ lên cao. Đặc biệt gà đẻ rất dễ chết khi nhiệt độ quá cao nên tránh nuôi quá béo, bổ sung thêm rau xanh vào khẩu phần ăn. Đảm bảo đủ nước sạch, mát cho toàn đàn.

Ngoài chế độ ăn hợp lý, bà con nên bổ sung Điện giải thảo dược gluco k+c hoặc Dung dịch điện giải gluco kc kết hợp Vitamin C15 hoặc Vitamin C35 để giải nhiệt, chống nóng, chống stress, bù điện giải và tăng sức đề kháng. Bổ sung thêm số lượng máng ăn, máng uống trong mùa nóng để đảm bảo cho gia súc, gia cầm ăn, uống đầy đủ, không phải chen lấn.

khau-phan-an

Tăng lượng thức ăn thô xanh, đảm bảo đủ nước sạch mát cho vật nuôi

Về chăm sóc

- Đối với trâu, bò, dê: Giảm nhiệt độ cơ thể cho trâu, bò, dê bằng cách tắm chải 1-2 lần/ ngày. Nên chăn thả vào lúc sáng sớm và chiều muộn, tránh lúc nhiệt độ lên cao. Buổi trưa có thể cho vật nuôi nghỉ ngơi ở chuồng hoặc nơi có cây xanh bóng mát. 

- Đối với lợn: Theo dõi sức khỏe của lợn thường xuyên đặc biệt là lợn con và lợn nái mang thai. Tắm cho lợn 1-2 lần/ ngày. Khi tắm cho lợn nái mang thai và lợn nái nuôi con cần nhẹ nhàng, tránh tác động cơ học mạnh, tránh làm ướt chuồng úm của lợn con.

- Đối với gia cầm: Theo dõi sức khỏe đàn gia cầm hàng ngày, nhất là gia cầm con giai đoạn úm và gia cầm đẻ để có những phát hiện và xử lý kịp thời khi có điều bất thường xảy ra. 

Hạn chế vận chuyển đàn gia súc gia cầm trong mùa nóng. Nếu gia súc, gia cầm cần thiết phải vận chuyển thì lưu ý vận chuyển vào đêm, sáng sớm hoặc chiều mát, phương tiện vận chuyển cần có các vận dụng làm mát và chú ý mật độ vận chuyển cần thông thoáng.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Stress nhiệt trên heo và các biện pháp phòng tránh

Công tác vệ sinh thú y phòng bệnh

- Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học

- Phun sát trùng, khử khuẩn chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi định kỳ với POVIDINE 10% CAO CẤP hoặc G-OMNICIDE hoặc G-ALDEKOL DES FF

Phun thuốc diệt côn trùng, chuột…để tiêu diệt các tác nhân trung gia lây truyền dịch bệnh

- Xử lý chất thải hoặc hệ thống biogas, ủ phân vi sinh  hoặc dùng đệm lót chuồng sinh học nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

- Tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. 

- Nâng cao sức đề kháng với các sản phẩm bổ trợ: GLUCO K+C THẢO DƯỢC, CỐM B.COMPLEX C NEW, NHÂN SÂM THƯỢNG HẠNG

- Bù nước, bù khoáng, bù điện giải với các sản phẩm ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+CDUNG DỊCH ĐIỆN GIẢI GLUCO KC

Một số biện pháp xử lý khi gia súc, gia cầm bị cảm nắng, cảm nóng

Nếu vật nuôi có biểu hiện ủ rũ, mệt mỏi, thở nhanh… do cảm nắng cảm nóng cần đưa con vật vào chỗ mát.

Khi đang vận chuyển hoặc nuôi nhốt với số lượng lớn cần cần tách riêng cho vật ra khu vực khác mát mẻ, thoáng khí. 

Dùng quạt mát phía trước con vật, tốc độ vừa phải để giúp vật nuôi hạ nhiệt từ từ, tránh hiện tượng sốc , choáng.

Nếu trâu. bò đang cày, kéo thì cần cho trâu, bò nghỉ ngơi ngay ở nơi thoáng mát, yên tĩnh. Bổ sung thêm nước trực tiếp cho trâu bò.

Bổ sung ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C hoặc DUNG DỊCH ĐIỆN GIẢI GLUCO KC cho con vật bị cảm nắng cảm nóng.

 

Trên đây là một số biện pháp chăm sóc vật nuôi mùa nắng nóng. Goovet hy vọng với những biện pháp trên sẽ giúp bà con chăn nuôi tốt hơn và đạt năng suất cao. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích khác. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOOVET

-------------------------------

Địa chỉ: Lô CN5, Khu công nghiệpThụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Người đại diện: Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc Phan Văn Việt

Mst: 2600 973 967

Hotline: (0210)3 555 855 – 3 555 955

Số tài khoản: 118 002 633 541 - Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hùng Vương.

Email: [email protected]

Website: https://goovetvn.com/

 

Follow Youtube Channel

FOLLOW US