Dịch tả vịt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra trên ngan, vịt, ngỗng. Bệnh có tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao nếu không điều trị kịp thời. Nắm chắc thông tin về căn bệnh này và bỏ túi cách chữa trị giúp ngan, vịt nhanh hồi phục ngay sau đây.
Nguyên nhân gây bệnh dịch tả vịt
Bệnh dịch tả vịt do virus thuộc nhóm Herpes gây ra. Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh và gây tử vong cao cho vịt, ngan, ngỗng. Vịt khoẻ lây bệnh trực tiếp khi tiếp xúc với vịt bệnh hoặc qua phân, chất nhầy tiết ra ở mũi, miệng.
Ảnh 1: Bệnh dịch tả vịt gây thiệt hại lớn về kinh tế do tỉ lệ chết cao
Triệu chứng bệnh dịch tả vịt
Vịt bệnh có thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày. Sau đó vịt phát bệnh với các triệu chứng như:
- Sốt, ủ rũ, kém ăn, lông xù, sã cánh, khát nước
- Mí mắt sưng, chảy nước mắt, lúc đầu là niêm dịch sau thành dử đặc màu vàng, mí mắt dính lại
- Vịt khó thở, chảy nước mũi, lúc đầu nước mũi loãng sau đặc, đầu sưng to, thuỷ thũng dưới hàm
- Vịt liệt chân, liệt cánh, ỉa chảy phân loãng.
- Đến ngày thứ 6-7, thân nhiệt vịt hạ xuống thấp, vịt kiệt sức và chết.
Ảnh 2: Vịt ủ rũ, mệt mỏi, liệt chân, có thể chết đột ngột
Bệnh tích bệnh dịch tả vịt
- Xác vịt gầy. Dưới da bụng, lưng, da đầu xuất huyết giống nốt muỗi đốt.
- Niêm mạc thực quản viêm, xuất huyết, có vết loét.
- Dạ dày tuyến xuất huyết có chất nhầy như mủ.
- Niêm mạc ruột viêm loét.
- Gan sưng tụ máu, có điểm hoại tử trắng to bằng đầu đinh ghim, mật sưng.
- Xoang bao tim tích nước, phổi sưng.
- Xoang bụng có dịch thẩm xuất màu vàng.
Ảnh 3: Niêm mạc ruột xuất huyết, gan sưng tụ máu
Các biện pháp phòng tránh bệnh dịch tả vịt
- Chuồng trại phải khô ráo, thoáng mát, ấm áp về mùa đông
- Con giống phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, cách ly nghiêm ngặt khi mới bắt về 15 ngày.
- Thường xuyên tiêu độc chuồng trại, vệ sinh sát trùng dụng cụ chăn nuôi bằng G-ALDEKOL DES FF liều 5ml/1 lít nước
- Chủ động phòng bệnh bằng vacxin cho vịt, ngan (theo khuyến cáo của nhà sản xuất)
- Chăm sóc nuôi dưỡng, cho vịt ăn, uống đầy đủ đảm bảo chất lượng. Thường xuyên bổ sung vitamin, men tiêu hoá, khoáng chất, điện giải để tăng sức đề kháng cho đàn vịt bằng các sản phẩm như: MEN LACZYME liều 10g/3 lít nước, ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C liều 1g/ 2 lít nước, β-GLUCAN 50 liều 2g/1 lít nước, GLUCAN TỎI NEW liều 1g/2 lít nước. (dùng trước và sau khi chủng vaccine)
Phác đồ phòng bệnh kế phát bệnh dịch tả vịt và nâng cao sức đề kháng
- Dịch tả vịt không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi dịch mới nổ ra, cách ly toàn bộ vịt có dấu hiệu bệnh, vệ sinh chuồng trại, thu gom phân rác để ủ hoặc chôn; phun thuốc sát trùng chuồng trại, tẩy uế, sát trùng toàn bộ dụng cụ chăn nuôi bằng G-ALDEKOL DES FF liều 5ml/1 lít nước.
- Tiêm vacxin cho những con còn lại. Phòng bệnh kế phát và nâng cao đề kháng.
Phác đồ 1:
+ Phòng bệnh kế phát: Dùng KHÁNG SINH VỊT liều 1g/3-5 kg thể trọng, dùng liên tục 3-5 ngày.
+ Nâng cao đề kháng: Dùng β-GLUCAN 50 liều 2g/1 lít nước kết hợp BỔ GAN THẬN ĐẶC BIỆT liều 1ml/ 1 lít nước
Phác đồ 2:
+ Phòng bệnh kế phát: Dùng AMPI - COLI liều 1g/3-5 kg thể trọng, dùng liên tục 3-5 ngày.
+ Nâng cao đề kháng: Dùng BỔ - B.COMPLEX liều 1g/2 lít nước kết hợp SORBITOL B12 GIẢI ĐỘC GAN THẬN liều 1g/ 1 lít nước.
Chúc bà con chăn nuôi thành công.