Bệnh Lepto ở lợn (bệnh lợn nghệ)

  • vn
  • eg
Trang chủ»Bệnh & điều trị»Bệnh Lepto ở lợn (bệnh lợn nghệ)
Bệnh Lepto ở lợn (bệnh lợn nghệ)

Bệnh Lepto ở lợn còn được biết đến với cái tên gọi khác là bệnh lợn nghệ. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và gây ảnh hưởng nặng nề trong chăn nuôi. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh Lepto ở lợn là gì, biểu hiện của bệnh như thế nào, cách phòng bệnh và phác đồ điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng Goovet tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân bệnh Lepto ở lợn

Bệnh Lepto ở lợn còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như bệnh lợn nghệ, bệnh khét, bệnh vàng da. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira gây ra và có mức độ truyền nhiễm nhanh. Xoắn khuẩn Leptospira có thể gây bệnh cả trên người và gia súc.

Xoắn khuẩn Leptospira có 4 chủng chính, gồm: Leptospira ictero haemorrhagiae, Leptospira canicola, Leptospira pomona, Leptospira grippotyphosa. Tất cả đều gây ra bệnh Lepto ở lợn trừ chủng Leptospira grippotyphosa là gây bệnh trên bò, dê, ngựa.

nguyen-nhan-gay-benh-lepto-o-lon-min

Ảnh 1: Bệnh Lepto ở lợn do xoắn khuẩn Leptospira gây ra

Bệnh Lepto lây truyền như thế nào?

- Lây gián tiếp: Chuột là tác nhân khiến bệnh lây lan nhanh chóng, xoắn khuẩn theo nước tiểu của chuột ra môi trường ngoài vào thức ăn, nước uống, chất độn chuồng

- Lây trực tiếp: xoắn khuẩn xâm nhập trực tiếp vào những vết xước trên da, niêm mạc hoặc qua đường sinh dục.

Triệu chứng bệnh Lepto ở lợn

Bệnh Lepto xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn và có thời gian ủ bệnh từ 2-20 ngày. Bệnh được chia làm 2 thể chính: thể cấp tính và thể mãn tính. Ở mỗi thể, lợn bị bệnh Lepto sẽ có những triệu chứng khác nhau

Thể cấp tính

- Lợn sốt cao từng cơn từ 41oC - 42oC do xoắn khuẩn gây bệnh theo máu lan khắp cơ thể 

- Lợn đi siêu vẹo, thở nhanh và mạnh

- Da và niêm mạc bắt đầu có màu vàng (xuất hiện hiện tượng vàng da)

- Có hiện tượng tiêu chảy trong 2-3 ngày, nước tiểu màu đỏ sau dần chuyển sang màu vàng sẫm

Thể cấp tính

Thể cấp tính của bệnh Lepto thường có các triệu chứng như:

- Lợn sốt từ 40oC - 41oC, run rẩy, co giật từng cơn.

- Lợn bỏ ăn, uống nhiều nước

- Da và niêm mạc vàng, mặt và bụng thuỷ thũng, liệt chân sau.

- Ban đầu lợn bị táo bón sau chuyển dần sang tiêu chảy

- Lợn nái dễ sảy thai hoặc thai chết lưu. Nhiều trường hợp nái vẫn đẻ bình thường nhưng lợn con yếu, có thể chết ngay sau khi sinh.

- Lợn đực: dịch hoàn sưng to

- Lợn mắc bệnh có mùi khét đặc trưng

Bệnh tích bệnh Lepto ở lợn

Lợn bị bệnh Lepto sẽ có những bệnh tích điển hình như:

- Trên da và niêm mạc miệng có những mảng hoại tử, loét, tổ chức liên kết dưới da vàng, keo nhầy và thuỷ thũng.

- Tích nước xoang bụng, xoang ngực, dịch có màu vàng.

- Xuất huyết dưới da, niêm mạc ruột, phổi, tim, thận và lách, máu loãng.

- Thận nhạt màu, có điểm hoại tử, bàng quang chứa đầy nước tiểu màu đỏ hoặc vàng sẫm.

- Gan sưng, vàng, nát. Túi mật teo, mật đặc quánh. 

Biện pháp phòng bệnh Lepto ở lợn

Do bệnh Lepto ở lợn có thời gian ủ bệnh lâu (có thể lên tới 20 ngày) nên người chăn nuôi không thể phát hiện kịp thời dẫn tới bệnh chuyển biến nặng. Phòng bệnh là việc làm tất yếu giúp gia súc, gia cầm giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học

- Định kỳ phun thuốc sát trùng bằng POVIDINE-10% CAO CẤP liều 10ml/3 lít nước 

- Thực hiện phòng bệnh bằng vacxin

- Nâng cao sức đề kháng đàn heo: Bổ sung định kỳ AMINO-TINH DẦU TỎI liều 1ml/1-5 lít nước

Phác đồ điều trị bệnh kế phát bệnh Lepto và nâng cao sức đề kháng

Cần tiêu độc, khử trùng chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi thường xuyên trong suốt quá trình điều trị bệnh với dung dịch sát trùng G-OMNICIDE (2-3ml/1 lít nước) hoặc G-ALDEKOL DES FF (15ml/1 lít nước), phun ngày 1 lần

Có thể bạn quan tâm: TOP 3 thuốc sát trùng trong chăn nuôi

Lợn bị bệnh Lepto dù ở thể nào đều có dấu hiệu bị sốt. Cần hạ sốt nhanh cho lợn với dung dịch tiêm ANALGIN +C theo liều 1ml/10kg thể trọng, tiêm liên tục đến khi lợn hết sốt.

Dùng kháng sinh để điều trị bệnh kết hợp với các sản phẩm bổ trợ giúp lợn hồi phục nhanh hơn và nâng cao sức đề kháng. Bà con chăn nuôi có thể áp dụng một trong các phác đồ điều trị bệnh dưới đây:

Phác đồ 1:

+ Dùng kháng sinh: Tiêm CEF ONE liều 1ml/20kg thể trọng, tiêm 1 liều duy nhất, bệnh nặng tiêm nhắc lại sau 48h.

+ Nâng cao sức đề kháng: Tiêm GLUCO K-C ĐẶC BIỆT theo liều 1ml/7-10 kg thể trọng kết hợp GATOSAL@100 liều 1ml/5-10kg thể trọng trong 3-5 ngày.

Phác đồ 2:

+ Dùng kháng sinh: Tiêm G-STREPTOMYCIN + PENICILLIN G, tiêm trong 3-5 ngày.

+ Nâng cao sức đề kháng:  Tiêm GLUCO K-C (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng) trong 3-5 ngày.

Phác đồ 3:

+ Dùng kháng sinh: Tiêm G-OXYLIN 30% LA (1ml/15kg thể trọng), tiêm 3 mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau 72h.

+ Nâng cao sức đề kháng:  Tiêm B.COMPLEX (1ml/2-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng) trong 3-5 ngày.

 

Bài viết đã tổng hợp các kiến thức về bệnh Lepto ở lợn bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, cách phòng bệnh và phác đồ điều trị. Goovet hy vọng bà con đã có cái nhìn rõ hơn về căn bệnh này để phòng ngừa và xử lý kịp thời khi đàn lợn bị mắc bệnh. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOOVET

-------------------------------

Địa chỉ: Lô CN5, Khu công nghiệpThụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Người đại diện: Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc Phan Văn Việt

Mst: 2600 973 967

Hotline: (0210)3 555 855 – 3 555 955

Số tài khoản: 118 002 633 541 - Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hùng Vương.

Email: [email protected]

Website: https://goovetvn.com/

 

Follow Youtube Channel

FOLLOW US