Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) trên gà

  • vn
  • eg
Trang chủ»Bệnh & điều trị»Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) trên gà
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) trên gà

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (Infectious Laryngotracheitis - ILT) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh. Bệnh không lây sang người tuy nhiên virus có thể bám trên quần áo, dụng cụ chăn nuôi khiến virus lây lan nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về dịch bệnh cũng như những dấu hiệu nhận biết của bệnh là điều vô cùng quan trọng để người chăn nuôi có thể xử lý kịp thời, tránh thiệt hại về kinh tế.

Trong bài viết này Goovet sẽ chia sẻ về cách nhận biết, phòng chống và phác đồ điều trị bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà do Herpes virus gây nên. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi loại gia cầm nhưng tỉ lệ mắc cao nhất thường thấy ở gà giai đoạn từ 20 ngày tuổi dưới 1 năm tuổi, bệnh nặng nhất khi gà được 3-5 tháng tuổi. Virus trú ngụ tại niêm mạc đường hô hấp trên (khí quản) khiến gà khó thở, thở khò khè, chảy nước mắt, nước mũi.

benh-viem-thanh-khi-quan-truyen-nhiem-o-ga-1

Ảnh 1: Herpes virus là tác nhân gây nên bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà

Con đường lây truyền

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm có thể xảy ra quanh năm nhưng mạnh nhất là lúc nóng ẩm. Bệnh truyền nhiễm qua 2 cách:

- Lây trực tiếp: Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, niêm mạc mắt khi gà tiếp xúc với virus hoặc gà khỏe tiếp xúc với gà bệnh, nhập đàn mới vào đàn cũ mà không có thời gian cách ly theo dõi

- Lây gián tiếp: qua dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm mầm bệnh, vật chủ trung gian mang mầm bệnh như chuột, muỗi, chim, gián…

Triệu chứng của bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà

Thời gian ủ bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm kéo dài từ 2-3 ngày. Sau khi phát bệnh, gà có những biển hiện sau theo 5 thể sau:

* Thể cấp tính

- Một số gà bị chết đột tử, một số khác gật gù, ủ rũ, khó thở theo chu kì, rướn dài cổ khi hít khí và ngáp hoặc hắt hơi

- Cuối cơn ngạt, gà lắc đầu khạc đờm đôi khi có lẫn máu.

- Da, mào tích màu xanh tím.

- Các biểu hiện viêm mũi, viêm mí mắt, chảy nước mắt nước mũi luôn hiện hữu. 

- Tỷ lệ chết cao 50% - 70%.

benh-viem-thanh-khi-quan-truyen-nhiem-o-ga-2

Ảnh 2: Gà ủ rũ, ngủ gật gù

benh-viem-thanh-khi-quan-truyen-nhiem-o-ga-3

Ảnh 3: Gà rướn cổ đến ngáp và kít khí

* Thể dưới cấp

Gà mắc bệnh ở thể này có các triệu chứng như:

- Viêm mũi, viêm mắt, viêm xoang má làm cho gà bị phù đầu giống như sổ mũi truyền nhiễm hoặc bệnh cúm gà chảy nhiều nước mũi, nước mắt.

- Ho ngạt từng cơn thưa thớt.

- Gà ăn kém giảm đẻ, tỷ lệ ốm khoảng 50%.

- Tỷ lệ chết không quá 20%, bệnh kéo dài 2 – 3 tuần thì chuyển qua thể mãn tính.

* Thể mắt

- Thể này thường xảy ra ở gà 20 - 40 ngày tuổi. Gà sợ ánh sáng nên gà bệnh thường tìm chỗ ít ánh sáng để đứng hoặc nằm

- Chảy nước mắt, 2 mí mắt bị viêm dính lại với nhau dẫn đến viêm toàn mắt, mù mắt.

- Đầu sưng phù.

benh-viem-thanh-khi-quan-truyen-nhiem-o-ga-6

Ảnh 4: Gà chảy nước mắt, đầu sưng phù

* Thể mãn tính

- Các triệu chứng ho thở ngạt xảy ra với tần số thấp. Tỷ lệ đẻ giảm nhẹ nhưng kéo dài.

- Tỷ lệ chết 5%. Bệnh kéo dài hàng tháng, thậm chí đến 2 tháng.

* Thể ẩn bệnh

Đây là thể bệnh mang trùng, không có dấu hiệu bệnh rõ rệt.

Bệnh tích của bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà

Bệnh tích đặc trưng nhất khi mổ khám gà bị viêm thanh khí quản truyền nhiễm là sự xuất huyết điểm ở khí quản, niêm mạc phủ fibrin màu vàng xám

- Trong khí quản có dịch nhầy lẫn máu

- Viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm xoang). Viêm mí mắt, phù nề đầu. Túi Fabricius sưng to, bổ đôi thấy dồn máu đỏ hồng.

benh-viem-thanh-khi-quan-truyen-nhiem-o-ga-5

Ảnh 5: Khí quản xuất huyết

benh-viem-thanh-khi-quan-truyen-nhiem-o-ga-4

Ảnh 6: Niêm mạc khí quản phủ fibrin màu vàng

Các biện pháp phòng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà

Hiện chưa  có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thể phòng bệnh bằng vaccine và kết hợp chăn nuôi an toàn sinh học.

- Định kỳ phun sát trùng chuồng trại 1-2 lần/tuần bằng POVIDINE-10% CAO CẤP liều 10ml/3 lít nước, vệ sinh chuồng thông thoáng, thức ăn nước uống sạch sẽ.

- Phòng bệnh bằng vaccine (theo khuyến cáo nhà sản xuất)

- Định kỳ nâng cao sức đề kháng: Dùng AMINO-TINH DẦU TỎI liều 1ml/3-5 lít nước đặc biệt trong thời điểm giao mùa, BỔ - B.COMPLEX liều 1g/2 lít nước hàng ngày để tăng tiêu hoá, hấp thu, kết hợp G-POLYACID liều 1ml/1 lít nước uống để tăng cường tiêu hoá, giảm mùi hôi chuồng trại.

phong-benh-viem-thanh-khi-quan-truyen-nhiem-o-ga

Phác đồ điều trị bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà

Khi dịch nổ ra người chăn nuôi cần dùng lại vaccine liều gấp đôi, vệ sinh chuồng trại, xử lý triệu chứng, phòng bệnh kế phát và nâng cao đề kháng.

- Vệ sinh sát trùng 3 lần/tuần bằng POVIDINE-10% CAO CẤP liều 10ml/3 lít nước

* Xử lý triệu chứng

Dùng BROM-MENTHOL liều 1ml/4-8 lít nước hoặc TINH DẦU THẢO DƯỢC liều 1ml/10-12 lít nước giúp giảm ho, long đờm. Giải độc bằng BỔ GAN THẬN ĐẶC BIỆT liều 1ml/1 lít nước, hạ sốt bằng PARA-C liều 1g/4-6 kg thể trọng. 

* Phòng bệnh kế phát và nâng cao đề kháng

PHÁC ĐỒ 1:

+ Phòng bệnh kế phát: Dùng TYLODOX liều 1g/10kg thể trọng, liên tục 3 - 5 ngày

+ Nâng cao đề kháng: Dùng CỐM-B.COMPLEX C NEW liều 1g/2 lít nước, MEN LACZYME liều 10g/3kg thức ăn, kết hợp phun sương sáng và tối bằng TINH DẦU THẢO DƯỢC liều 5ml/1 lít nước

 

PHÁC ĐỒ 2:

+ Phòng bệnh kế phát: Dùng OTC 50 liều 1g/10-15 kg thể trọng, liên tục 3 - 5 ngày

+ Nâng cao đề kháng: Dùng GLUCO K-C THẢO DƯỢC  liều 2g/1 lít nước, MEN LACTIC liều 1g/1 lít nước, kết hợp phun sương sáng và tối bằng TINH DẦU THẢO DƯỢC liều 5ml/1 lít nước

 

PHÁC ĐỒ 3:

+ Phòng bệnh kế phát: Dùng TILMICOSINE 200S liều 1g/8-10 kg thể trọng, liên tục 3-5 ngày

+ Nâng cao đề kháng: Dùng GLUCAN TỎI NEW  liều 1g/15kg thể trọng, MEN LACTIC liều 1g/1 lít nước, kết hợp phun sương sáng và tối bằng TINH DẦU THẢO DƯỢC liều 5ml/1 lít nước 

 

PHÁC ĐỒ 4:

+ Phòng bệnh kế phát: Dùng FDB 20S liều 1g/2 lít nước, liên tục 3-5 ngày

+ Nâng cao đề kháng: Dùng β-GLUCAN 50 liều 2g/ 1 lít, MEN LACZYME liều 10g/3 kg thức ăn, kết hợp phun sương sáng và tối bằng TINH DẦU THẢO DƯỢC liều 5ml/1 lít nước

 

PHÁC ĐỒ 5:

+ Phòng bệnh kế phát: Dùng TILMICOSIN 2500G liều 1ml/12kg thể trọng, liên tục 3-5 ngày

+ Nâng cao đề kháng: Dùng NH-ADE-B.COMPLEX liều 1g/3 lít nước, LACTO - ENZYM CHỊU KHÁNG SINH liều 1g/4-5 kg thể trọng, kết hợp phun sương sáng và tối bằng TINH DẦU THẢO DƯỢC liều 5ml/1 lít nước.

 

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà (ILT) có thể gây ra thiệt hại lớn trong ngành chăn nuôi gà. Để bảo vệ đàn gà khỏi căn bệnh này, việc tuân thủ các biện pháp phòng tránh và nâng cao đề kháng cho gà như Goovet vừa chia sẻ phía trên là vô cùng quan trọng quan trọng. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOOVET

-------------------------------

Địa chỉ: Lô CN5, Khu công nghiệpThụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Người đại diện: Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc Phan Văn Việt

Mst: 2600 973 967

Hotline: (0210)3 555 855 – 3 555 955

Số tài khoản: 118 002 633 541 - Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hùng Vương.

Email: [email protected]

Website: https://goovetvn.com/

 

Follow Youtube Channel

FOLLOW US