Bệnh phó thương hàn ở lợn - Top 3 phác đồ điều trị hiệu quả nhất

  • vn
  • eg
Trang chủ»Bệnh & điều trị»Bệnh phó thương hàn ở lợn - Top 3 phác đồ điều trị hiệu quả nhất
Bệnh phó thương hàn ở lợn - Top 3 phác đồ điều trị hiệu quả nhất

Bệnh phó thương hàn được gây ra bởi virus Salmonella - căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên lợn với nhiều bệnh tích điển hình như sốt, bỏ ăn, còi cọc, viêm màng não, tiêu chảy. Nguy hiểm hơn cả căn bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, thậm chí dẫn tới tỷ lệ tử vong là 100%.

Nguyên nhân của bệnh phó thương hàn ở lợn

Bệnh phó thương hàn ở lợn do 2 chủng của vi khuẩn Salmonella là Salmonella choleraesuis và Salmonella typhimurium gây ra.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của heo nhưng heo lớn sẽ ít bị nhiễm bệnh hơn, chủ yếu xảy ra ở heo con sau cai sữa đến 4 tháng tuổi.

benh-pho-thuong-han-o-lon

Ảnh 1: Bệnh phó thương hàn ở lợn do 2 chủng vi khuẩn Salmonella gây ra

Triệu chứng của bệnh phó thương hàn ở lợn

Lợn bị nhiễm bệnh phó thương hàn thường biểu hiện ở 2 thể: thể cấp tính và thể mãn tính

**Thể cấp tính

Thể cấp tính thường xảy ra ở heo con

Ở thể này, ban đầu heo sốt cao từ 41,5oC - 43oC, lợn ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn.

Lợn bị táo bón, đi đại tiện khó khăn, nôn mửa sau đó chuyển sang tiêu chảy, phân vàng lẫn máu và nước. Lợn kêu la đau đớn do bị viêm ruột và dạ dày.

Cuối thời kì, lợn khó thở, xuất hiện các nốt tụ máu đỏ rồi chuyển dần sang tím xanh ở tai, bụng, mặt và da đùi trong. Bệnh diễn ra trong khoảng từ 2-4 ngày, heo còi cọc, ốm yếu, tỉ lệ chết ở thể này lên đến 100%

**Thể mãn tính

Thường xảy ra ở lợn thịt. Lợn bị bệnh phó thương hàn thường sốt cao từ 39oC - 40oC. Lợn kém ăn, chậm lớn. Lợn khó thở khi vận động, tiêu chảy phân vàng hoặc đen. Bệnh kéo dài và gây tử vong trong  2-4 tuần, nếu lợn khỏi bệnh thì chậm lớn.

trieu-chung-benh-pho-thuong-han-o-lon

Ảnh 2: Lợn bị bệnh phó thương hàn thường gầy còm, ốm yếu, có các nốt/vùng tụ máu đỏ

Bệnh tích của bệnh phó thương hàn ở lợn

** Thể cấp tính

Lách sưng to và dai như cao su, đặc biệt phần giữa sưng to hơn

Xuất hiện tụ máu, xuất huyết và sưng tại hạch lâm ba

Tụ huyết và xuất hiện nốt hoại tử ở gan, thận. Niêm mạc dạ dày và ruột bị viêm, xuất huyết, ruột non bị bao phủ bởi lớp có màu vàng như cám.

Viêm phúc mạc, có huyết tương và tơ huyết. Viêm phổi và xuất hiện nốt tụ máu

** Thể cấp tính

Niêm mạc dạ dày và ruột bị viêm đỏ thành đám

Ruột già và ruột non xuất hiện đám loét bờ cạn có phủ tơ huyết

Gan có nốt viêm hoại tử to bằng hạt đậu, màu xám

Phổi bị viêm sưng, hoại tử màu xám

Hoại tử xuất hiện cả trong xương

benh-tich-benh-pho-thuong-han-o-lon

Ảnh 3: Bệnh tích của bệnh phó thương hàn ở lợn

Cách phòng bệnh phó thương hàn ở lợn

Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh phó thương hàn gây ra thì các biện pháp phòng bệnh là vô cùng cần thiết. Bà con chăn nuôi nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học

- Định kỳ phun thuốc sát trùng bằng POVIDINE-10% CAO CẤP (10ml/3 lít nước) 

- Thực hiện phòng bệnh bằng vacxinNâng cao sức đề kháng đàn heo: Bổ sung thường xuyên MEN TIÊU HÓA CAO CẤP NGỪA TIÊU CHẢY E.COLI (1g/10kg thức ăn).

- Phòng bệnh bằng kháng sinh, trộn vào thức ăn AMOX-COLIS (1g/10kg thể trọng), dùng liên tục trong 5-7 ngày.

phong-benh-pho-thuong-han-o-lon

Ảnh 4: Nắm chắc các biện pháp phòng bệnh phó thương hàn ở lợn để giảm thiểu tối đa thiệt hại

Phác đồ điều trị bệnh phó thương hàn ở lợn hiệu quả nhất

Phun thuốc sát trùng G-OMINICIDE (2-3ml/1 lít nước) hoặc G-ALDEKOL DES FF (15ml/1 lít nước), phun ngày 1 lần, phun liên tục trong quá trình điều trị bệnh.

Phác đồ 1 điều trị bệnh phó thương hàn ở lợn

+ Dùng kháng sinh: Tiêm ENRO ONE @  (1ml/13,5 kg thể trọng), tiêm 1 liều duy nhất, bệnh nặng tiêm nhắc lại sau 72h.

Trộn thức ăn với ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY (1g/5kg thể trọng), dùng liên tục trong 3-5 ngày.

+ Nâng cao sức đề kháng:  Tiêm GLUCO K-C (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

Bổ sung thức ăn VITAMIN C 15 (1g/1kg thức ăn) kết hợp SPOBIO MEN - MEN CHỊU KHÁNG SINH (1g/4-5 kg thể trọng), dùng liên tục trong quá trình điều trị.

Phác đồ 2 điều trị bệnh phó thương hàn trên heo

+ Dùng kháng sinh: Tiêm NOR 10  (1ml/10-15 kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

Trộn thức ăn AMOX-S500 (1g/50kg thể trọng), dùng liên tục trong 3-5 ngày.

+ Nâng cao sức đề kháng:  Tiêm B.COMPLEX (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

Bổ sung thức ăn CỐM-B.COMPLEX C NEW (1g/2-5kg thức ăn) kết hợp MEN TIÊU HÓA SỐNG (1g/10kg thể trọng), dùng liên tục trong quá trình điều trị.

Phác đồ 3 điều trị bệnh phó thương hàn ở lợn

+ Dùng kháng sinh: Tiêm MAFBO 100Z (1ml/50kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

Trộn thức ăn AMPI-COLI (1g/5-7kg thể trọng), dùng liên tục trong 3-5 ngày.

+ Nâng cao sức đề kháng:  Tiêm GLUCO K-C đặc biệt (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.

Bổ sung thức ăn GLUCO K-C THẢO DƯỢC (100g/40kg thức ăn) kết hợp MEN LACTIC (1,5-2g/1kg thức ăn), dùng liên tục trong quá trình điều trị.

 

Với những chia sẻ trên, Goovet hy vọng bà con sẽ nắm được những thông tin hữu ích trong quá trình phòng tránh và điều trị bệnh phó thương hàn ở lợn. Chúc bà con chăn nuôi thành công. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ hotline (0210)3 555 855.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOOVET

-------------------------------

Địa chỉ: Lô CN5, Khu công nghiệpThụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Người đại diện: Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc Phan Văn Việt

Mst: 2600 973 967

Hotline: (0210)3 555 855 – 3 555 955

Số tài khoản: 118 002 633 541 - Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hùng Vương.

Email: [email protected]

Website: https://goovetvn.com/

 

Follow Youtube Channel

FOLLOW US