Nắm lòng hiện tượng lợn nái chuẩn bị đẻ bằng các dấu hiệu đặc trưng bà con mới có được sự chuẩn bị chủ động nhất để chào đón những chú lợn con xinh xắn phục vụ cho công cuộc làm giàu của mình. Đặc biệt đây còn là giải pháp để xử lý giúp cho những chú heo mẹ khó đẻ giảm thiểu đi được những rủi ro không đáng có.
Những thông tin trong nội dung bài chia sẻ hôm nay sẽ giúp bà con nắm lòng 5+ hiện tượng lợn nái chuẩn bị đẻ tốt nhất
Hiện tượng lợn nái chuẩn bị đẻ
- Lợn ăn ít hoặc không ăn do cơ thể mệt mỏi, có những cơn đau, cũng có thể do heo mẹ lo lắng, bồn chồn gây ảnh hưởng tới thần kinh
- Lợn kêu tiếng khác biệt so với thường ngày
- Trước khi đẻ heo mẹ thường có thói quen cắn ổ, tha rơm dạ để làm ổ đẻ
- Khi lợn nái sắp đẻ cơ quan sinh dục sẽ thay đổi rõ rệt, âm môn phù, nhão có thể xung huyết
- Vú căng tròn. mạch vú nổi rõ ràng, khoảng 3 ngày trước khi để vú tiết ra nước trong, trước một ngày đẻ có thể vắt được sữa.
- Nếu vú trước vắt được sữa thì hôm sau lợn sẽ đẻ
- Nếu vú sau vắt được sữa thì lợn sẽ đẻ trong khoảng vài giờ nữa.
- Có thể bạn quan tâm: Cách giúp heo hậu bị mau lên giống
Ảnh 1: Nắm bắt được hiện tượng lợn chuẩn bị đẻ giúp bà con có được sự chủ động nhất
Quá trình sinh con của heo nái
Thông thường quá trình sinh con của heo nái sẽ được chia ra thành 3 giao đoạn chính mỗi một giai đoạn đều có những đặc điểm riêng biệt đặc thù
Giai đoạn chuẩn bị đẻ.
Giai đoạn chuẩn bị đẻ kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 - 12 giờ lúc này có những biểu hiện như sau
- Bộ phận sinh dục nữ co rút đều đặn, nhịp nhàng, có chu kỳ
- Cổ tử cung mở rộng để cổ tử cung và âm đạo thông suốt với nhau
- Xuất hiện dịch ối chảy ra để bôi trơn cho quá trình sinh nở của lợn
Giai đoạn đẩy thai
- Ở giai đoạn này màng ống căng phồng để đẩy thai qua cổ tử cung
- Xuất hiện lực co bóp của bộ phận sinh dục, cơ thành bụng, cơ hoành cộng hưởng tạo thành lực mạnh và kéo dài.
- Đẩy bảo thai ra ngoài
Ảnh 2: Chăm sóc lớn nái trước và sau sinh vô cùng quan trọng
Giai đoạn cuống nhau ra ngoài:
Khi toàn bộ bào thai được đẩy ra ngoài, sau khoảng 15 phút màng nhau sẽ được đẩy qua âm đạo nhờ sự tác động của các cơ rút dạ con.
Cách chăm sóc lợn nái sắp sinh và sau sinh
Giai đoạn trước sinh
- Cần vệ sinh sát trùng chuồng trại trước khoảng 2 tuần khi lợn sinh để đảm bảo không lây ghẻ, bệnh cho lợn con khi chào đời ( Sử dụng sản phẩm Povidine cao cấp) ngoài ra phải khử trùng toàn bộ nền chuồng, sàn chuồng tối thiểu 7 ngày khi chuyển nái vào.
- Tắm rửa cho lợn nái sạch sẽ chuyển vào chuồng sinh, chuẩn bị đầy đủ thức ăn để heo nái có thể trạng tốt nhất trong quá trình nuôi con
- Trong ngày lợn sinh bà con có thể không cho ăn để giảm thiểu hiện tượng lợn bị sốt tuy nhiên luôn phải đảm bảo nước uống đầy đủ cho lợn.
- Lau sạch vú, âm hộ sạch sẽ để đảm bảo khi heo con sinh ra được tốt nhất.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ y tế và thuốc thú y như vitamin C, thuốc cầm máu, thuốc hồi sức cho lợn.
Giai đoạn trong khi sinh
Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm đối với heo mẹ, do đó bà con cần túc trực thường xuyên để hỗ trợ cho heo được tốt nhất.
Bà con để ý khi vú heo mẹo căng cứng, heo nằm, không đi lại lung tung, âm hộ ra phân và có dịch hồng tức là lợn sắp đẻ. Nếu heo không cần can thiệp cứ để heo tự nhiên sinh nở.
Chúng ta có thể quan sát nếu như sau cơn rặn của lợn mẹ sau đó nó co chân lên nghĩa là lợn con được đẩy ra ngoài. Thông thường khoảng cách đẻ là 15 - 20 phút. Toàn bộ quá trình sinh nở của heo kéo dài trong khoảng thời gian khoảng 2 - 5 tiếng. Khi kết thúc đẻ quá trình ra nhau khoảng từ 3 - 5 giờ sau
Trên đây là những thông tin chúng tôi mang tới giúp bà con nắm lòng những hiện tượng lợn nái chuẩn bị đẻ. Chúc bà con thành công.