Lợn nái hay heo nái hậu bị là gì? Làm thế nào để heo nái hậu bị mau lên giống? thức ăn cho heo nái hậu bị gồm những gì? Kỹ thuật nuôi ra sao?... Đó là tất tần tật những băn khoăn của bà con chăn nuôi và cũng là lý do chúng tôi quay trở lại đây mang tới cho bạn những thông tin giá trị nhất.
MỤC LỤC NỘI DUNG 2. Heo Nái hậu bị bắt đầu động dục khi nào? 3. Dấu hiệu heo nái hậu bị chậm lên giống 4. Cách giúp heo nái hậu bị mau lên giống |
Heo nái hậu bị là gì?
Heo hậu bị là những chú heo cái được tuyển chọn để làm giống ngay từ thời điểm cai sữa mẹ đến thời điểm lấy giống lần đầu thông thường sẽ ở khoảng 2 - 8 tháng. Những chú heo hậu bị đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế sau này của bà con chăn nuôi. Vì vậy mà trong khâu lựa chọn Heo hậu bị có rất nhiều những tiêu chuẩn khắt khe
Ảnh 1: Lựa chọn heo nái hậu bị
Heo Nái hậu bị bắt đầu động dục khi nào?
Heo nái hậu bị bắt đầu động dục ở 165 – 200 ngày tuổi, khi khối lượng chúng đạt khoảng 85 – 100 kg. Nếu nái mới được chuyển từ nơi khác đến, nó cần thời gian khoảng 6-8 tuần trước phối để thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường, cách chăm sóc quản lý mới.
Ảnh 2: Thời điểm heo hậu bị bắt đầu động dục
>>>>> Có thể bạn quan tâm: hiện tượng heo nái chuẩn bị đẻ | Cách xử lý heo nái đẻ khó
>>>>> Có thể bạn quan tâm: hiện tượng heo nái chuẩn bị đẻ | Cách xử lý heo nái đẻ khó
Dấu hiệu heo nái hậu bị chậm lên giống
Thông thường những chú heo nái sẽ động dục ở khoảng thời gian từ 165 - 200 ngày tuổi khi đạt khối lượng từ khoảng 85 - 100kg. Nếu heo ở độ tuổi và cân nặng này hoặc cao hơn nhưng chưa động dục thì được coi là chậm.,
Đối với heo nái thời gian động dục trở lại trong khoảng ngày thứ 4 -7 sau thời gian cai sữa cho con, nếu trong thời điểm này mà chưa lên giống cũng được coi là chậm
Ảnh 3: Dấu hiệu heo nái hậu bị chậm lên giống
Cách giúp heo nái hậu bị mau lên giống
Khi gần đến thời điểm phối giống thực hiện một số cách sau đây giúp hậu bị nhanh lên giống, mê ì sâu và tránh hiện tượng động dục ngầm:
* Cho hậu bị tiếp xúc với heo nọc (heo nọc trong trại luôn) mỗi ngày 15 phút trong 3 tuần trước thời điểm phối giống.
* Cho ăn chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không để hậu bị quá béo.
* Không nuôi chung với heo thịt và ăn thức ăn heo vỗ béo (trường hợp trại lấy heo thịt làm giống khi heo được 40 – 50kg nên nhốt ra chuồng riêng)
* Bổ sung đường mía vào cám: heo rất thích vị ngọt và đường có tác dụng làm tăng lượng hoocmon sinh dục tự nhiên. Bổ sung khoảng 100g đường cho mỗi con/ngày, trong 1 tuần.
* Gây stress cho heo: Trước đây dân gian hay áp dụng cách đuổi heo nái cho chạy trong vườn hoặc trong chuồng để heo mệt. Hiện nay chúng ta có thể gây stress cho heo bằng cách nhốt chung nhiều nái hậu bị lạ cùng một chuồng, đột ngột ngừng hoặc giảm lượng thức ăn 1 – 2 ngày và cho tiếp xúc với heo nọc 30 phút mỗi ngày.
* Bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng có chứa vitamin A, D, E và selen giúp tăng tính dục tự nhiên. Sử dụng sản phẩm NH - Mau lên giống trộn thức ăn kết hợp với tiêm Gatosal @100 trong khoảng 1 – 2 tuần.
* Nếu làm các cách trên mà nái không động dục thì nên kiểm tra lại các bệnh về đường sinh dục và tiêm hoocmon kích thích lên giống...
Ảnh 4: Một số cách giúp heo nái hậu bị mau lên giống
Tiếp theo Goovet xin gửi đến quy bà con kỹ thuật nuôi heo nái hậu bị
Cách làm chuồng cho lợn nái hậu bị
Làm chuồng cho lợn nái hậu bị là vô cùng quan trọng bà con cần lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây:
Địa điểm làm chuồng cần phải sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo được che chắn phòng lúc mưa gió, nếu khoảng đất đủ rộng, nên xây dựng theo hướng Đông Tây để giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời.
Chuồng trại nên làm bằng xi măng với độ dốc phù hợp tốt nhất là ở khoảng 2%, không nên lát, láng tránh tình trạng bị trơn trượt ảnh hưởng tới sức khoẻ của lợn hậu bị.
Mật độ chuồng nuôi lợn hậu bị tốt nhát là ở khoảng từ 5-6 m2/ con. Có ô úm cho lợn từ 0.8 - 1 m2/con. Đặc biệt bà con lưu ý phải bài trí máng ăn, uống phù hợp, đặc biệt là phải có rãnh thoát phân và hô phân cách xa chuồng để đảm bảo vệ sinh tối đa nhất.
Ảnh 5: Chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng mát sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho heo nái hậu bị
Thức ăn cho heo nái hậu bị
Thức ăn cho heo nái hậu bị cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, hộ chăn nuôi đặc biệt cần phải chú ý tới độ tuổi của hẹo. Về cơ bản chế độ ăn cho heo nái hậu bị sẽ được chia ra thành nhiều giai đoạn khác nhau và cấp độ khác nhau như: Bình thường/ bình thường; Bình thường/cao cấp; Cao cấp/bình thường và cao cấp/cao cấp.
Trong khoảng thời gian heo hậu bị mang thai phải bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất
Đặc biệt trong thời kỳ thai nghén của heo nái hậu bị thì sẽ có 2 nhóm khác nhau: 1 nhóm sẽ được ăn theo chế độ mà nhà sản xuất khuyến cáo nghĩa là cấp độ bình thường còn nhóm còn lại sẽ là cao cấp.
Trong khoảng thời gian heo có cân nặng 25kg - 40kg các hộ chăn nuôi cần lưu ý về khẩu phần ăn đặc biệt, từ 45 - 500kg các hộ chăn nuôi nên cho heo ăn khoảng từ 2.5 - 3.5 kg/ ngày
Ảnh 6: Chế độ ăn phù hợp sẽ giúp heo nái hậu bị có đủ dưỡng chất, phát triển khoẻ mạnh
>>>>Có thể bạn quan tâm: Thuốc điều trị tiêu chảy nhanh nhất cho heo
Tiêm phòng cho heo nái hậu bị
Tiêm phòng cho lợn nái hậu bị cũng là vấn đề được nhiều bà con quan tâm, bà con có thể tham khảo lịch tiêm dưới đây:
Ảnh 7: Lịch tiêm vắc-xin cho heo nái hậu bị
Với chia sẻ của chúng tôi trong nội dung bài viết trên bạn đã hiểu heo nái hậu bị là gì, cũng như kỹ thuật nuôi heo hậu bị tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại bà con trong nội dung tiếp theo