Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao đã tiêm thuốc đủ liều mà đàn gà vẫn không khỏi bệnh ?” hay “Vì sao gà bị sưng tấy, nhiễm trùng sau khi tiêm ?”. Câu trả lời có thể nằm ở một sai lầm tưởng chừng đơn giản mà hàng nghìn người chăn nuôi đang mắc phải: Chọn sai vị trí tiêm thuốc cho gà! Vị trí tiêm thuốc không chỉ là “cầm kim và bơm thuốc” - Vị trí tiêm quyết định 80% hiệu quả điều trị. Hãy cùng Goovet khám phá dưới bài viết dưới đây để bạn sẽ không bao giờ hối hận vì những mũi tiêm “vu vơ” nữa.
Tại sao vị trí tiêm thuốc cho gà lại quan trọng ?
1.Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của thuốc
Hấp thụ thuốc
Vị trí tiêm thuốc quyết định tốc độ và mức độ hấp thụ thuốc vào máu. Tiêm bắp (cơ ngực/đùi) sẽ làm thuốc hấp thụ nhanh, phù hợp điều trị cấp tốc, tiêm dưới da sẽ hấp thụ chậm hơn, sử dụng thích hợp vacxin hoặc thuốc cần phóng thích từ từ.
Sai vị trí tiêm vào mô mỡ hoặc mạch máu làm thuốc không phát huy tác dụng, gây lãng phí và kéo dài thời gian điều trị.
Ảnh 1: Vị trí tiêm thuốc giúp gà hấp thụ thuốc
2.Tránh tổn thương cơ thể gà
Rủi ro khi tiêm sai: Tiêm vào vùng chứa dây thần kinh ( ví dụ: gần xương sống) gây liệt chân, suy giảm vận động, tiêm nhầm vào tĩnh mạch hoặc động mạch dẫn đến xuất huyết, sốc phản vệ, vô tình đâm vào gan, tim khi tiêm quá sâu ở vùng bụng. Hậu quả lâu dài sẽ làm hoại tử mô, viêm nhiễm, giảm chất lượng thịt, trứng.
3.Hậu quả khi tiêm sai vị trí
Vị trí tiêm thuốc cho gà bị sai dẫn đến gà bị tổn thương do sai vị trí từ đó tăng chi phí điều trị, giảm năng suất. Thuốc không hiệu quả dẫn đến kéo dài thời gian nuôi, tốn thêm thức ăn và công chăm sóc.
Dư lượng thuốc tiêm vào cơ dùng để giết mổ (như đùi, ngực) dẫn đến dư lượng thuốc tồn đọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
3 sai lầm “chết người” khi chọn vị trí tiêm thuốc cho gà
1.Tiêm sai vùng cơ - Thuốc “đi lạc”, gà càng thêm bệnh
Mô tả sai lầm: Nhiều bà con thường xuyên tiêm vào lớp mỡ dưới da thay vì cơ bắp hoặc đâm kim quá sâu vào mô xương, dây thần kinh.
Hậu quả làm thuốc không ngấm vào máu, tiêm dưới da khiến thuốc hấp thu chậm, mất tác dụng điều trị kịp thời, tổn thương cơ quan nội tạng lúc tiêm đâm trúng xương ức hoặc gan gây xuất huyết, tử vong. hoại tử da vết tiêm sưng tấy, lở loét do tiêm sai kỹ thuật.
2.Áp dụng “một công thức” cho một loại gà - Tiền mất tật mang
Mô tả sai lầm: Tiêm cùng một vị trí cho gà đẻ trứng, gà thịt và gà con mà không phân biệt
Hậu quả: Tiêm vào gà đẻ vị trí cơ cánh gây stress, giảm đẻ trứng 20 đến 30%. Gà thịt tiêm vào đùi làm thịt bầm tím, mất giá thương phẩm. Tiêm quá sâu vào cơ ngực của gà con gây liệt chân, chậm lớn.
3.Phớt lờ thể trạng và tuổi gà - Tưởng chữa bệnh hoá ra giết gà
Mô tả sai lầm: Tiêm thuốc cho gà già, gà ốm yếu với liều lượng và vị trí như gà khoẻ mạnh,
Hậu quả: Gà già khả năng chuyển hoá kém dẫn đến thuốc tích tụ gây ngộ độc, chết đột ngột. Gà ốm tiêm vào cơ bắp khiến cơ thể suy kiệt, không hấp thụ được nước. Gà bị mất nước tiêm vào vùng da khô làm thuốc không tan, gây áp xe.
Làm thế nào để tránh sai lầm khi chọn vị trí tiêm thuốc cho gà
1.Hiểu rõ loại thuốc và đường tiêm
Thuốc dưới da (Subcutaneous - SQ): Tiêm vào lớp da lỏng lẻo ở cổ hoặc ở vùng da giữa cánh và thân.
Thuốc bắp (Intramuscular - IM): Tiêm vào cơ ngực (phần thịt dày) hoặc cơ đùi tránh dây thần kinh và mạch máu.
Thuốc tĩnh mạch (Intravenous - IV): Chỉ thực hiện bởi người có chuyên môn, thường ở cánh hoặc tĩnh mạch cổ.
2.Chọn vị trí thích hợp
Cơ ngực: Dùng cho tiêm bắp, tránh tiêm quá sâu vào xương ức.
Da cổ hoặc da lưng: Dùng cho tiêm dưới da, nâng da nhẹ để tiêm.
Tránh tiêm vào mông hoặc đuôi gây ra tổn thương dây thần kinh hông.
3.Sử dụng kim tiêm đúng kích thước
Gà con: Kim ngắn (6 đến 10mm), cỡ 22 đến 25g.
Gà trưởng thành: Kim dài hơn (12 đến 16 mm), cỡ 20 đến 22g.
Góc tiêm tuỳ vào tiêm dưới da là 45 độ và tiêm bắp 90 độ.
Các sản phẩm thuốc dung dịch tiêm và hỗn dịch tiêm dành cho chăn nuôi mới nhất hiện nay
1.TYLOGENT 200 - Đặc trị viêm phổi, suyễn heo, sưng phù đầu, CRD, viêm ruột xuất huyết.
CLICK NGAY để xem thông tin chi tiết sản phẩm.
Ảnh 2: TYLOGENT thuốc tiêm thế hệ mới
2.GLUCO K - C - Hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm, bổ gan, giải độc.
Xem thông tin chi tiết sản phẩm: TẠI ĐÂY.
Ảnh 3: GLUCO K - C thế hệ thuốc tiêm hiệu quả
3.AZIFLOR NEW - Tiêm 1 liều duy nhất, đặc trị viêm phổi dính sườn, thở giật bụng, ho suyễn, thương hàn, sốt đỏ, bỏ ăn không rõ nguyên nhân.
Tham khảo ngay thông tin chi tiết sản phẩm: XEM NGAY.
Ảnh 4: AZIFLOR NEW tiêm 1 liều duy nhất
4.CEFKET 100 - Đặc trị viêm phổi, viêm vú, viêm tử cung, viêm móng, viêm khớp, các bệnh kế phát tai xanh, lở mồm long móng, an toàn cho thú mang thai.
Thông tin tham khảo chi tiết sản phẩm: CLICK NGAY.
Ảnh 5: CEFKET 100 đặc trị hiệu quả
5.CEF 10 - Tác dụng nhanh, mạnh kéo dài 72h, đặc trị viêm phổi dính sườn, sưng phù đầu, MMA, kế phát tai xanh, ORT, bại huyết, lở mồm long móng, viêm khớp, an toàn cho bò sữa, thú mang thai.
Thông tin chi tiết sản phẩm tham khảo: TẠI ĐÂY.
Ảnh 6: CEF 10 tác dụng, hiệu quả kéo dài
Việc lựa chọn đúng vị trí tiêm thuốc cho gà không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị mà còn quyết định đến sức khỏe và năng suất của đàn gia cầm. Bà con hãy trang bị kiến thức bài bản - đừng bỏ qua chi tiết nhỏ, vì chính nó quyết định thành công lớn. Và đừng quên theo dõi Website và Fanpage của Goovet mỗi ngày để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích về chăn nuôi bà con nhé!