Tại sao heo nái đến ngày không đẻ? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả.

  • vn
  • eg
Trang chủ»Tin Tức»Tại sao heo nái đến ngày không đẻ? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả.
Tại sao heo nái đến ngày không đẻ? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả.

Heo nái đến ngày không đẻ là nỗi ám ảnh của rất nhiều bà con cũng như các trang trại chăn nuôi heo. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề về heo giống cũng như năng xuất sinh sản và lợi nhuận của trang trại chăn nuôi. Vậy, tại sao heo nái đến ngày không đẻ? Nguyên nhân và cách xử lý làm sao cho hiệu quả? Cùng với Goovet giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cách xác định heo nái đến ngày không đẻ.

1.1 Biểu hiện của heo nái sắp đến ngày đẻ và chuyển dạ

Để nhận biết khi heo nái đến ngày không đẻ, trước hết cần nắm rõ những biểu hiện của chúng gần ngày sinh sản từ đó phát hiện, xác định nguyên nhân cũng như có giải pháp can thiệp sớm và kịp thời, tránh những rủi ro ko đáng có.

Bảng 1. Biểu hiện của heo nái sắp đẻ

Thời điểm trước sinh

Biểu hiện của heo nái sắp đẻ

0-10 ngày

Tuyến vú to lên, rắn chắc; Âm hộ sưng, đỏ, giãn ra.

2 ngày

Tuyến vú căng to, tiết ra dịch trong.

Bầu vú căng to, tĩnh mạch vũ nổi rõ, tuyến vú bắt đầu tiết sữa.

12 - 24 giờ

Heo có biểu hiện cắn ổ, bỏ ăn, đi lại nhiều, dùng chân hoặc mõm ủi sàn, cắn phá song chuồng.

5 - 6 giờ

Tiết sữa, có thể vắt sữa ở vú sau.

30 phút - 4 giờ

Tần số hô hấp tăng.

15 - 60 phút

Nằm nghiêng và nằm yên, có biểu hiện căng thẳng, ra máu hồng, dịch nhầy và phân thai (phân xu) chảy ra dính ở âm hộ, 2 bên mông và nền  chuồng.

Các dấu hiệu của lợn nái chuyển dạ đẻ

- Vú căng và sữa bắn thành tia đã hơn 2 giờ.

- Lợn đã nằm xuống chứ không còn biểu hiện bồn chồn, đứng lên nằm xuống liên tục.

- Âm hộ ra phân xu và dịch màu hồng, heo nái rặn từng cơn -> Heo con sắp ra.

- Thường mỗi lợn con đẻ ra cách nhau khoảng 15-20 phút, hoàn tất khoảng 2-5 giờ và ra nhau khoảng 2-3 giờ sau khi đẻ con cuối cùng (hoặc cũng có nái vừa đẻ vừa ra nhau).

1.2 Cách xác định heo nái đến ngày không đẻ

Thời gian mang thai của lợn nái là 114-115 ngày, nếu đến khoảng 118 ngày mà lợn vẫn chưa có biểu hiện của đẻ và chuyển dạ thì có thể kết luận heo nái đến ngày không đẻ cùng với đó phải có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Ngoài việc dựa vào biểu hiện của lợn nái khi sắp đẻ, chúng ta cần phải quan sát những biểu hiện và trạng thái của lợn. Một số trường hợp chúng ta có thể quan sát được dịch tiết bất thường từ âm hộ của lợn nái đến ngày không đẻ:

- Dịch tiết ra từ âm đạo có màu sắc bất thường như màu đỏ, nâu đỏ, nâu đỏ lẫn mủ trắng, mủ trắng,…

- Trường hợp quan sát thấy hiện tượng dịch khô, đen, có mùi hôi thối có thể bị thai mềm nhũn.

- Heo nái có biểu hiện ra dịch màu hồng, mùi hôi thối, bụng chướng, bỏ ăn cần can thiệp lấy thai ngay vì có thể đây là trường hợp thai bị thối rữa.

Xem thêm:

>>> Dấu hiệu nhận biết lợn có thai và cách chăm sóc.

>>> Hiện tượng lợn nái chuẩn bị đẻ và cách chăm sóc.

2. Nguyên nhân heo nái đến ngày không đẻ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lợn nái đến ngày không đẻ, nhưng chủ yêu là do các nguyên nhân sau:

- Sai ngày phối: Trong trường hợp lợn nái đến ngày mà vẫn không có biểu hiện đẻ, phải chú ý xem lại lịch phối giống, vì đã có thể xác định sai ngày phối dẫn đến tính sai ngày mang thai và đẻ.

- Thai bị sẩy: Có thể trong quá trình mang thai lợn đã bị sảy thai, trong trường hợp này chúng ta cần theo dõi và xác định nguyên nhân sảy thai cũng như tham khảo ý kiến từ bác sĩ thú y để có biện pháp điều trị và hồi phục sức khỏe cho lợn nái.

- Teo thai, thai chết lưu, thối rữa,…: Đối với những trường hợp trên, phải can thiệp lấy thai kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất sinh sản heo nái giống.

- Đẻ khó: Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như kích thước thai quá lớn, vị trí của thai hoặc các vấn đề về sức khỏe của heo nái. Khi gặp heo đẻ khó, cần có sự hỗ trợ của bác sĩ thú y để xác định nguyên nhân cụ thể để đảm bảo an toàn cho cả heo nái và heo con trong quá trình sinh sản. Đôi khi, việc tiến hành mổ phẫu thuật lấy thai có thể là lựa chọn cuối cùng để giải quyết tình trạng này và đảm bảo sức khỏe cho những con heo nái giống quý.

Ngoài các vấn đề đã đề cập, một yếu tố khác có thể gây ra hiện tượng heo nái đến ngày không đẻ đó là chế độ dinh dưỡng, môi trường sống và điều kiện chăn nuôi. Vì vậy bà con cần chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chọn lựa thức ăn phù hợp với heo mang thai, tạo môi trường sống thoải mái để đảm bảo sức khỏe cũng như năng suất sinh sản của heo nái.

3. Phương pháp xử lý hiệu quả khi heo nái đến ngày không đẻ

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng heo nái đến ngày không đẻ cần lựa chọn và áp dụng các biện pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro đến con nái đẻ cũng như giảm sự ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của trang trại chăn nuôi.

- Trong trường hợp con nái có thể đẻ bình thường, sử dụng phương pháp sau:

+ Nếu cổ tử cung mở hoàn toàn, tư thế thai bình thường: Thụt nước ấm vào âm đạo, xoa bóp thảnh bụng để đẻ bình thường.

+ Nếu cổ tử cung đã mở hoàn toàn, tư thế thai bình thường: Sử dụng Oxytocin tiêm để kích đẻ tối thiểu 30 phút/lần. (Sau khi đẻ xong và xác định đã hết con, tiêm Oxytocin để kích thích co bóp tử cung đẩy hết sản dịch còn sót lại ra ngoài).

Có thể sử dụng PGF2α để hẹn giờ đẻ (thông thường sau 12 giờ sẽ đẻ). Tuy nhiên với phương pháp này nên áp dụng với những trang trại chăn nuôi lớn vì khi sinh đồng loạt sẽ dễ dàng và tiện chăm sóc đàn heo con hơn. Nhưng với những chăn nuôi nông hộ nên sử dụng 2 cách trên để kích thích đẻ tự nhiên.

- Nếu vị trí thai bị ngược, tư thế chiều hướng của thai bất thường ta cần điều chỉnh xoay thai về vị trí bình thường và kéo thai ra ngoài.

- Trong trường hợp thai chết lưu, thai gỗ, thai thối rữa,…có thể sử dụng nước xà phòng (0,1-0,2 %) và lấy thai ra, tuy nhiên quá trình này cần có sự can thiệp của bác sĩ thú y, phòng trường hợp thai ko tự đẩy ra ngoài phải mổ lấy thai.

- Tiến hành hộ lý sau sinh, chống viêm sau đẻ, chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý, tích cực để đảm bảo lợn nái khoẻ mạnh, ko mắc bệnh truyền nhiễm, nhanh động dục trở lại và có sức khỏe tốt để nuôi đàn con của mình.

- Sử dụng thêm các sản phẩm tăng cường trợ sức trợ lực như Vitamin B1, Caffein, Vitamin C ngày 1 lần, liên tục trong 3 ngày.

- Cho uống thêm điện giải Gluco K+ C liên tục trong 5 ngày.

4. Các sản phẩm sử dụng trong trường hợp lợn nái đến ngày không đẻ.

Công ty cổ phần tập đoàn Goovet cung cấp đa dạng các sản phẩm thuốc kháng sinh, sản phẩm bổ sung, tăng cường trợ sức trợ lực, dành cho heo nái đến ngày không đẻ giúp tăng cường sức khỏe, kháng viêm, và hỗ trợ heo nái trong quá trình sinh heo con.  

Một số sản phẩm nổi bật của Goovet:

G-OXYTOCIN

Kích thích co bóp tử cung, kích đẻ, đẻ khó, phòng trị sót nhau, viêm tử cung, kích thích tiết sữa.

g-oxytocin

- AMOXCYL-15 LA NEW

Đặc trị viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hoá, niệu-sinh dục, mô mềm, viêm vú lợn nái, mất sữa, viêm tử cung, viêm da, nhiễm trùng vết thương,…Tiêm 1 liều duy nhất, thuốc an toàn và hiệu quả cho gia súc mang thai và nuôi con.

 

amoxcyl-15-la-new

- GATOSAL@100

Bổ tổng hợp, kích thích biến dưỡng, phòng bệnh và rối loạn trao đổi chất. Phòng bệnh vô sinh, kém sinh sản, bệnh trước và sau khi sinh.

gatosal

- CAFFEIN

Cải thiện tuần hoàn, trợ tim, lợi tiểu. Phục hồi sức khỏe cho vật nuôi, gia súc.

caffein

- GLUCO K-C DẠNG ĐẶC BIỆT

Dạng đặc biệt pha hỗn dịch. Hồi sức sau bệnh, sau sinh, tăng sức đề kháng, bổ máu, chống xuất huyết. An toàn cho thú mang thai.

glucokc-dac-biet

- B.COMPLEX COBAN

Tăng sức đề kháng, chống stress, tăng cường trao đổi chất.

- ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C NEW

Cung cấp vitamin, khoáng chất, acid amin, tăng sức đề kháng, giải nhiệt, chống nóng, bù điện giải, tái tạo tế bào gan.

dien-giai-thao-duoc-gluco-kc-new

Tình trạng heo nái đến ngày không đẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tuy nhiên, thông qua việc xác định rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời có thể  giảm thiểu rủi ro, đảm bảo sức khoẻ, ít ảnh hưởng tới các chỉ số sinh sản của heo nái giúp heo nái nhanh động dục trở lại và tối ưu hoá sinh sản đàn heo nái một cách hiệu quả cho trang trại chăn nuôi.

Thông qua bài viết trên, Goovet mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để hỗ trợ người chăn nuôi trong việc quản lý và cải thiện sức khỏe cho đàn heo nái, đặc biệt là tình trạng heo nái đến ngày không đẻ. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại giải pháp chăn nuôi ưu việt, hiện đại cho người chăn nuôi. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline 0210.3.555.855 hoặc website Goovetvn.com.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOOVET

-------------------------------

Địa chỉ: Lô CN5, Khu công nghiệpThụy Vân, xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ

Người đại diện: Chủ Tịch HĐQT - Tổng Giám Đốc Phan Văn Việt

Mst: 2600 973 967

Hotline: (0210)3 555 855 – 3 555 955

Số tài khoản: 118 002 633 541 - Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hùng Vương.

Email: [email protected]

Website: https://goovetvn.com/

 

Follow Youtube Channel

FOLLOW US